Chiến lược phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 32 - 34)

II. Môi trường Vi mô

c. Chiến lược phát triển sản phẩm.

Chiến lược phát triển sản phẩm thực chất là nhằm tăng trưởng thông qua việc phát triển một loại sản phẩm mới nào đó hoặc cải tiến những sản phẩm sẵn có nhằm tiêu thụ ngay tại thị trường sẵn có của doanh nghiệp.

Biện pháp thực hiện chiến lược này thường là trên nền tảng những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới để cho ra những sản phẩm có cùng tác dụng với nhiều ưu điểm hơn ví dụ: Điện thoại đa chức năng có nhiều công dụng; hay cùng sản phẩm bê tông nhưng bê tông dự ứng lực sử dụng ít thép và vữa bê tông hơn nhưng lại chịu nén chịu uốn lớn hơn… hoặc đầu tư công nghệ mới tạo ra sản phẩm tiên tiến hơn (Khoan cọc nhồi thay thế đóng cọc, cọc dự ứng lực thay cho cọc bê tông cốt thép thường…). Hoặc sáp nhập từ doanh nghiệp khác…

Chiến lược phát triển sản phẩm thường được áp dụng và thành công trong các trường hợp sau:

- Khi các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp đang ở mức bão hoà, các sản phẩm đó trở nên quá bình thường với người tiêu dùng, nếu được cải tiến sẽ thu hút được khách hàng.

- Khi doanh nghiệp có khả năng rất mạnh về nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển sản phẩm đó trở nên quá bình thường với người tiêu dùng, nếu được cải tiến sẽ kích thích được khách hàng.

- Khi doanh nghiệp có khả năng rất mạnh về nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển sản phẩm mới. Nếu đã có kinh nghiệm thì đó là đảm bảo chắc chắn cho thành công.

- Khi các đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường những sản phẩm tốt hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn.

- Khi doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có sự phát triển công nghệ rất nhanh.

Qua các phân tích về chiến lược tăng trưởng tập trung, chúng ta thấy được lợi thế của chiến lược này là: Trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của hoạt động đó khi thực thi chiến lược việc đầu tư sẽ tiết kiệm hơn ít rủi ro hơn. Mặt khác, chiến lược được phát triển trên nền tảng hoạt động truyền thống nên khai thác được các thế mạnh, khắc phục triệt để các điểm yếu của doanh nghiệp để tạo ra thị phần rộng hơn, mạnh hơn kinh doanh hiệu quả hơn và đó là cơ sở quan trọng để cải thiện vị trí của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Tuy vậy trong thời đại ngày nay khi khoa học, kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão các sản phẩm, dịch vụ thường có tuổi thọ không dài, trong khi nhu cầu của sản xuất cũng như tiêu dùng ngày một phong phú hơn và thay đổi theo thời gian, do đó các công ty, các tập đoàn kinh tế thường không chỉ chú tâm vào chiến lược tập trung mà có xu hướng hội nhập chấp nhận sự phân công tự nhiên trong thị trường, có xu hướng tập trung vào chiến lược đa dạng hoá.

1.5.4.2. Chiến lược đa dạng hoá.

Ở Việt nam, khi nền kinh tế thị trường đang được hình thành và đi vào ổn định, tuân theo quy luật của nó, các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, các Tổng công ty, các công ty tư nhân mới được hình thành trong các ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước khuyến khích đang có xu thế chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế (Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn kinh tế Vinashin, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…). Muốn trở thành tập đoàn kinh tế thì một trong những yêu cầu đầu tiên là các doanh nghiệp này phải kinh doanh đa ngành nghề hay nói cách khác là phải đa dạng hoá sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay cũng coi việc đa dạng hoá là giải pháp kinh doanh an toàn, các lĩnh vực khác nhau nương tựa vào nhau, khi lĩnh vực nào đó gặp khó khăn đã có các lĩnh vực khác hỗ trợ. Thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đa dạng hoá kinh doanh đã trở thành chiến lược phổ biến đối với các doanh nghiệp. Khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá có thể áp dụng các dạng chiến lược cụ thể khác nhau như: Đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá hàng ngang, đa dạng hoá hỗn hợp…

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w