- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
e. Hoạt động thị trường
2.3.2. Những yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh a Yếu tố tác động hạn chế chiến lược kinh doanh công ty
a. Yếu tố tác động hạn chế chiến lược kinh doanh công ty
Thứ nhất, khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Nguyên nhân của tình trạng tài chính xấu trước hết do những hạn chế trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nguyên nhân cơ bản là do “đói” vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là đi vay ngân hàng và phải chịu chi phí sử dụng vốn quá cao trong giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải vay nóng ngân hàng để đầu tư thiết bị, mở rộng sản xuất nên đang phải gánh những khoản nợ lớn. Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã vay vốn kịch hạn mức của ngân hàng và bị siết chặt điều kiện, hạn mức cho vay. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những biện pháp siết lại kỷ cương thanh toán nợ đọng vốn XDCB, các bạn hàng cung cấp vật tư không cho trả chậm khiến các doanh nghiệp càng mất cân đối tài chính. Nếu như trước đây các doanh nghiệp rơi vào cảnh “đói” việc thì bây giờ tình cảnh lại khác, công trình không thiếu nhưng không có vốn để thi công.
Thứ hai, khả năng cạnh tranh yếu về quản lý. Số lượng giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt tại các đơn vị chưa nhiều. Một bộ phận chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, dẫn đến khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, sử dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao
làm yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
STT Doanh nghiệp Kết Quả P/V (%) A 1 2 3 4 5 8 B 1 2 3 Tổng công ty 90
- Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - Tổng công ty xây dựng giao thông 1
- Tổng công ty xây dựng giao thông 4 - Tổng công ty xây dựng giao thông 5 - Tổng công ty xây dựng giao thông 6 - Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam Các DNNN thuộc Bộ
- Công ty du lịch và tiếp thị GTVT
- Công ty xây dựng và thương mại (Traenco) - Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác đào tạo GTVT 10,3% 9,8% 8,25% 10,23% 7,35% 20,1% 40% 10% 28% ( Nguồn - Vụ tài chính Bộ GTVT – 2008)
Nguyên nhân này đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút vốn của các công ty cổ phần, khả năng vay vốn và liên doanh liên kết.
Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh. Một số chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự. Tình trạng đã bị các cơ quan chức năng phàn nàn, thậm chí “thổi còi” vì vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Hội nhập quốc tế buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước; trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.
Mặt khác, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát khi cổ phần hoá chủ yếu là bán cổ phần cho người lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, vốn các doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn còn phụ thuộc vào bản thân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần vốn phải trông chờ vào các nguồn tín dụng khác, kể cả tín dụng phi chính thức và tín dụng với người lao động, cổ đông.
Thứ sáu, trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh: Còn có khâu buông lỏng, chưa gắn kết thực sự với mục tiêu nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn, do vậy đã dẫn đến tình trạng kết quả kinh doanh bị lỗ, mất cân đối tài chính. Quản lý công nợ không chặt chẽ dẫn đến nợ tồn đọng lâu nhưng không có đối chiếu, xác nhận, dẫn đến nợ tồn đọng khó đòi rất lớn; Công tác kiểm kê tài sản, vật tư, sản phẩm dở dang không được quan tâm đúng mức v.v. ; Công tác kế toán và thực hiện các chế độ tài chính doanh nghiệp còn bị vi phạm chế độ nhà nước như: hạch toán kế toán có nhiều sai sót, treo gác chi phí, sử dụng chứng từ, hóa đơn không đúng quy định, phản ánh chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ không chính xác; quản lý chi phí chưa chặt chẽ, nhiều khoản chi không đúng chế độ quy định. Do vậy, báo cáo tài chính lập không phản ánh chính xác, trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ bảy, nhận thức về cạnh tranh quốc tế còn thấp. Hội nhập thị trường toàn cầu đòi hỏi phải tuân thủ "luật chơi" chung một cách bình đẳng. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đứng trước một thách thức to lớn là năng lực cạnh tranh trên cả 3 cấp độ đều thấp và chậm được cải thiện, thậm chí còn có sự thụt lùi (thể hiện trong bảng dưới đây).
Bảng 2.10: Vị trí cạnh tranh của Việt Nam Xếp hạng 2008 Điểm số 2008 Xếp hạng 2007 Singapore 5 5.53 7 Nhật 9 5.38 8 Hồng Kông 11 5.33 12 Hàn Quốc 13 5.28 11 Đài Loan 17 5.22 14 Malaysia 21 5.04 21 Trung Quốc 30 4.70 34 Thái Lan 34 4.60 28 Brunei 39 4.54 n/a Indonesia 55 4.25 54 Việt Nam 70 4.10 68 Philippines 71 4.09 71 Campuchia 109 3.53 110
(Tham khảo luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần giao thông 6)
Danh sách 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh hầu như không có gì thay đổi, với những tên quen thuộc hàng năm: Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Nhật. Chỉ có Canada mới gia nhập nhóm Top 10, còn Vương quốc Anh bị rơi khỏi nhóm này do những yếu kém của hệ thống ngân hàng, một hệ thống từ trước đến nay vẫn là niềm tự hào của nước này. Singapore vượt từ hạng 7 lên hạng 5 để đổi chỗ cho Đức từ hạng 5 xuống hạng 7. Quốc gia đứng hạng cao nhất châu Á này được đánh giá có cơ sở hạ tầng và định chế tuyệt vời, đứng thứ hai thế giới về mức độ hiệu quả của 3 thị trường hàng hóa, lao động, và tài chính, để bảo đảm phân bổ nguồn lực vào nơi sử dụng hiệu quả nhất. Ba điểm yếu nhất của Singapore là qui mô thị trường nhỏ, chênh lệch cao giữa lãi suất đầu vào - đầu ra, và mức độ nợ của Chính phủ.
Vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Tuy nhiên, danh sách các nước năm nay có bổ sung thêm một số nước. WEF cũng chỉ ra, nếu không xét các nước mới bổ sung vào danh sách, thì Việt Nam chỉ tụt một bậc từ 68 xuống 69. Trong số các nước
Đông Á, Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia (Lào và Miến Điện chưa có tên trong danh sách xếp hạng.)
Bảng 2.11: So sánh quốc tế về khả năng cạnh tranh năm 2006
Tên nước Xếp hạng BCI (xếp thứ tự) Xếp hạng hoạt động và chiến lược kinh doanh Xếp hạng chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia
Xếp hạng chỉ số NRI 2005- 2006 Việt Nam 79(7) 81(7) 79(7) 68(5) Trung Quốc 47(5) 39(5) 47(5) 51(4) Phi-lip-pin 77(6) 50(6) 77(6) 69(6) In-đô-nê-xia 46(4) 38(4) 46(4) 73(7) Ma-lai-xia 23(1) 28(2) 23(1) 26(2) Thái Lan 36(3) 36(3) 36(3) 38(3) Hàn Quốc 28(2) 21(1) 28(2) 20(1)
(Tham khảo luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần giao thông 6)
Phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về hội nhập kinh tế quốc tế và về tính cấp bách của việc Việt Nam phải hội nhập thị trường toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp còn rất e ngại và chần trừ trong các hoạt động khai phá thị trường, ngại va chạm, tranh chấp về pháp lý với các đối tác bên ngoài. Tư duy doanh nghiệp còn làm ăn nhỏ, lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại, có trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp kém như vậy dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu quyết tâm, chưa tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.