- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
c. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và mối đe doạ của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát
3.2.1. Quan điểm mang tính định hướng phát triển của ngành GTVT a Quan điểm phát triển của ngành giao thông vận tải.
a. Quan điểm phát triển của ngành giao thông vận tải.
1. GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Quan điểm phát triển mang tính chủ đạo, được thể hiện trong bản Chiến lược là:“Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng hạ tầng kinh tế – xã hội cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Phát triển GTVT đường bộ đi thẳng vào hiện đại, nhanh, bền vững, gắn kết chặt chẽ với các phương thức giao thông vận tải khác, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.”
2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, để phát triển hệ thống GTVT hợp lý giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội.
3. Phát triển CSHT-GT một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
4. Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững CSHT- GT hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình CSHT-GT mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhanh, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các khu đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo và phục vụ an ninh quốc phòng.
5 Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nước dưới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển GTVT. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển CSHT-GT, trước hết là CSHT-GT đường bộ:
Người sử dụng CSHT-GT có trách nhiệm đóng góp để bảo trì và tái đầu tư xây dựng CSHT-GT.
6. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển CSHT-GT và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho CSHT-GT cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương.