Dự báo xu hướng cạnh tranh trong ngành xây dựng giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 99 - 100)

- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm

b. Mục tiêu phát triển của ngành giao thông vận tả

3.3.2. Dự báo xu hướng cạnh tranh trong ngành xây dựng giao thông đường bộ ở Việt Nam.

bộ ở Việt Nam.

Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta, trong bối cảnh nước ta vừa thoát ra từ nền kinh tế bao cấp để bước vào nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt với việc phải cạnh tranh quyết liệt. Thực tế qua phỏng vấn 20 giám đốc công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cho ta những nhận định về xu hướng cạnh tranh những năm tới như sau:

Thứ nhất: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt giữa các công ty, tổng công ty, các tập đoàn xây dựng trong và ngoài nước. Đối với các công trình lớn phức tạp về kỹ thuật, công nghệ thi công hoặc những công trình có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều nhà thầu nước ngoài tham gia. Đối với các dự án lớn, các dự án có yếu tố vốn nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng cạnh tranh và xu hướng phải làm các nhà thầu phụ cho các tập đoàn xây dựng nước ngoài là không tránh khỏi.

Thứ hai: Cạnh tranh trên thị trường xây dựng ở các khu đô thị, các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm mang tầm vóc quốc gia sẽ là cuộc cạnh tranh giữa các công ty, tổng công ty, các tập đoàn xây dựng; thị trường xây dựng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa là sự chia sẻ của các doanh nghiệp xây dựng địa phương, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Thứ ba: Xu hướng các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vừa và nhỏ sẽ sát nhập làm thành viên hoặc trở thành các công ty con của các tổng công ty lớn và việc hình thành các tập đoàn xây dựng mạnh là xu hướng tất yếu. Cuộc cạnh tranh sẽ là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn xây dựng lớn.

Thứ tư: trong xu hướng phát triển nhà nước sẽ không đầu tư trực tiếp vào các dự án mà sẽ thông qua việc đấu thầu các công trình, dự án theo hình thức EPC, EP, BOT, PT....Đây là cơ hội cho các tập đoàn kinh tế có đầy đủ năng lực từ lập dự án, thiết kế, xây lắp đên khai thác chuyển giao, ở đây năng lực tài chính và công nghệ sẽ giữ vai trò rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp như công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát sẽ ít có cơ hội tham gia với tư cách là chủ đầu tư.

Thứ năm: Trong thị trường xây dựng đường bộ, ở các dự án lớn và các dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài thì các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều. Tranh thầu các dự án này các doanh nghiệp nước ngoài là đối thủ rất mạnh, do đó các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi và không cân sức. Các dự án vừa và nhỏ thì các doanh nghiệp xây dựng của các bộ ngành khác, đặc biệt là các tổng công ty, các công ty xây dựng đường bộ sẽ là các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và là thách thức cho các doanh nghiệp xây dựng hoạt động trong ngành đường bộ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w