Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 36 - 41)

II. Môi trường Vi mô

c. Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp.

Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp là chiến lược nhằm tăng trưởng bằng cách sản xuất những sản phẩm dịch vụ mới không có liên quan đến công nghệ hiện có bỏ dần các sản phẩm truyền thống thậm chí chuyển hẳn sang ngành kinh doanh mới.

Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp thường được áp dụng để khắc phục tình trạng mất cân đối nhịp nhàng của hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có thể do tính thời vụ của sản phẩm, có thể do doanh nghiệp thiếu vốn, hoặc có thể do những lý do bất ổn khác.

Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp thông thường chứa đựng nhiều rủi ro, bởi vì nó ra đời trong những hoàn cảnh mà không muốn trong kinh doanh; nhà quản trị phải đối mặt với nhiều vấn đề mới từ sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới chưa từng có kinh nghiệm…

Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp có thể được áp dụng và thành công trong những trường hợp sau:

- Khi doanh số và lợi nhuận của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh ngày càng giảm sút. Bản thân doanh nghiệp đã tìm nhiều biện pháp khắc phục nhưng không có hiệu quả, nếu cứ duy trì sản phẩm này sẽ dẫn đến phá sản.

- Khi việc triển khai chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp là yêu cầu bức thiết và doanh nghiệp có cơ hội lớn để thực hiện chiến lược đầy khó khăn này như: Sự quyết tâm của các nhà quản trị và cổ đông, các yếu tố thị trường, giá cả thuận lợi, chiến lược đã được cân nhắc kỹ lưỡng và đã sẵn sàng.

Ngoài chiến lược phát triển tập trung và chiến lược phát triển đa dạng hoá như đã nêu, trong xu thế hiện nay đang dần hình thành một loại hình chiến lược kinh doanh khác là chiến lược hội nhập. Thực chất của chiến lược này là trên cơ sở những điều kiện sẵn có của mình tham gia vào các liên danh, liên kết với các doanh nghiệp khác, hợp tác khai thác thế mạnh của nhau cùng có lợi. Tuy là chiến lược đang thể hiện xu thế song thực tế cho thấy nó không phải là chiến lược phổ biến bởi lẽ nó thường chỉ được những doanh nghiệp có thực lực và họ nắm chắc lợi thế trong liên danh liên kết họ mới mặn mà, với đích đến của họ là dần thâu tóm và thôn tính doanh nghiệp nhỏ hơn, yếu thế hơn. Điều này càng đúng và cần cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm cơ hội từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Khi áp dụng chiến lược kinh doanh mới cần phải đặt ra các giả định khó khăn nhiều hơn thực tế để xử lý tình huống kể cả những tình huống mà kết quả xấu, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc triển khai nhất là sự sẵn sàng của các nhà quản trị, đảm bảo chắc chắn rằng chiến lược đó đã được chuẩn bị tốt nhất và trong trường hợp có thể được nên có bước đi thăm dò thử nghiệm (Ví dụ: Doanh nghiệp chưa từng thi công đường bộ khi muốn chuyển sang thi công đường bộ nên thành lập một Đội nhận thi công thí điểm một công trình có quy mô vừa phải, rút kinh nghiệm cả về tổ chức công trường, quản lý dự án, quản lý vật tư, xe máy, thiết bị…qua đó khẳng định được rằng công nghệ thi công, yêu cầu quản lý

dự án, quản lý kinh tế doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được, lúc đó hãy nên tập trung tiếp thị vào thị trường xây dựng đường bộ, như vậy sẽ đảm bảo chắc chắn cho sự thành công.

Trong áp dụng chiến lược kinh doanh cần hết sức tránh đa dạng chiến lược, nghĩa là chiến lược nào cũng thấy quan trọng chiến lược nào cũng triển khai nhưng không chiến lược nào chỉ đạo thực hiện triệt để; bởi như thế chắc chắn sẽ chuốc lại thất bại. Áp dụng chiến lược mới dù thế nào cũng sẽ khó khăn hơn, gặp nhiều trở ngại, do đó phải có quyết tâm cao thể hiện ý chí tiến công, song không được liều lĩnh giống như người chỉ huy trên chiến trường là vậy - dũng cảm nhưng phải thông minh, mưu trí.

1.6. Quản trị chiến lược kinh doanh.

1.6.1. Khái niệm và vai trò quản trị chiến lược kinh doanha. Khái niệm a. Khái niệm

- Cách tiếp cận về môi trường: Quản trị chiến lược kinh doanh là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của các doanh nghiệp với các cơ quan và đe doạ của môi trường bên ngồi. Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho các doanh nghiệp định hướng theo môi trường, khai thác cơ hội và né tránh rủi ro.

- Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp: Quản trị chiến lược kinh doanh là một bộ phận những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một doanh nghiệp. Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn các mục tiêu của các doanh nghiệp đó là nền tảng của quản trị, đồng thời cho phép sử dụng hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp.

- Cách tiếp cận các hành động: Quản trị chiến lược kinh doanh là tiến hành

sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của doanh nghiệp, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát việc thực hiện quyết định, nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai.

Từ các cách tiếp cận trên có thể có khái niệm: Quản trị chiến lược kinh doanh là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của các doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai.

b. Vai trò

- Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới vị trí nhất định. Quá trình quản lý chiến lược buộc nhà quản lý phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi trường tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội đó và giảm bớt nguy cơ liên quan đến môi trường.

- Nhờ có quá trình quản trị chiến lược, các doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược thường thông qua các quyết định phản ứng thụ động, trong đó chỉ sau khi môi trường thay đổi mới thông qua hành động. Tuy các quyết định phản ứng thụ động nhiều khi cũng mang lại hiệu quả, nhưng quản lý chiến lược với trọng tâm vấn đề môi trường giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thay đổi trong môi trường.

- Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược. Vì vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro tranh thủ các cơ hội trong môi trường.

Mặc dù các ưu điểm nêu trên là rất quan trọng, quản trị chiến lược kinh doanh vẫn có một số nhược điểm:

- Nhược điểm chủ yếu là để thiết lập quá trình quản trị chiến lược cần nhiều thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm về quá trình quản trị chiến lược thì vấn đề thời gian sẽ giảm bớt, dần dần đi đến tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, vấn đề thời gian cần cho việc lập kế hoạch sẽ kém phần quan trọng nếu doanh nghiệp được bù đắp nhiều lợi ích hơn.

- Các kế hoạch chiến lược kinh doanh có thể bị coi tựa như chúng được lập ra một cách cứng nhắc khi đã được ấn định thành văn bản. Đây là sai lầm nghiêm trọng của việc vận dụng không đúng đắn quản trị chiến lược. Kế hoạch chiến lược phải năng động và phát triển vì rằng điều kiện môi trường biến đổi, và doanh nghiệp có thể quyết định đi theo các mục tiêu mới hoặc mục tiêu sửa đổi. Quản trị chiến lược quá tin tưởng là kế hoạch ban đầu của họ nhất thiết phải được thực hiện mà không tính đến các thông tin bổ sung.

- Giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn. Nhưng việc đánh giá triển vọng dài hạn không nhất thiết phải chính xác đến từng chi tiết tường tận, mà chúng được đề ra để đảm bảo cho doanh nghiệp không phải đưa ra những thay đổi thái quá mà vẫn thích nghi với diễn biến môi trường.

- Một số doanh nghiệp dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hoá và chú ý quá ít đến vấn đề thực hiện. Hiện tượng này khiến một số nhà quản trị nghi ngờ về tính hữu ích của quá trình quản trị chiến lược. Thế nhưng, vấn đề không phải tại quản trị chiến lược mà là tại người vận dụng nó. Hiển nhiên, các doanh nghiệp cần phải "đề ra kế hoạch để mà thực hiện" mang lại hiệu quả.

Mặc dù những nhược điểm nói trên khiến một số doanh nghiệp không vận dụng quá trình quản lý chiến lược kinh doanh, nhưng vấn đề tiềm tàng nhìn chung là có thể khắc phục được nếu vận dụng quản trị chiến lược đúng đắn.

1.6.2. Nội dung của công tác quản trị chiến lược kinh doanh

Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định mặt mạnh và mặt yếu bên trong và các cơ hội nguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và lựa chọn những chiến

lược thay thế. Điểm khác biệt giữa lập kế hoạch chiến lược và quản trị chiến lược là quản trị chiến lược thì bao gồm cả việc thực hiện và đánh giá chiến lược. Ở đây thuật ngữ "hình thành chiến lược" được sử dụng thay cho "lập kế hoạch chiến lược".

Một chiến lược kinh doanh, khi được hoạch định có hai nhiệm vụ quan trọng quan hệ mật thiết với nhau là việc hình thành chiến lược và thực hiện chiến lược. Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh thông qua các bước phản hồi qua lại giữa công tác phân tích chiến lược, lựa chọn chiến lược, thực hiện chiến lược.

Hình 1.2 : Sơ đồ quá trình quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w