Sai về cấu trúc ngữ pháp của câu

Một phần của tài liệu tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở (Trang 49 - 53)

I. CÁC LOẠI LỖI CÂU THƯỜNG GẶP TRONG BÀI LÀM VĂN

1. Sai về cấu trúc ngữ pháp của câu

Đây là loại lỗi sai phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ lớn trong các loại câu sai mà học sinh thường mắc. Có thể chia loại lỗi này thành các dạng cô thể:

1.1. Sai do vi phạm nguyên tắc tỉnh lược thành phần câu

1.1.1. Sai do tỉnh lược chủ ngữ

Chủ ngữ là một thành phần nòng cốt của câu có chức năng biểu thị đối tượng mà câu đề cập. Một câu bình thường phải bảo đảm có đủ chủ ngữ. Trường hợp câu khuyết chủ ngữ chỉ xảy ra khi:

- Câu đó là câu tỉnh lược. Trong hồn cảnh giao tiếp cụ thể, người viết (nói) khơng cần thiết phải nhắc lại chủ ngữ.

- Câu đó là câu đặc biệt. Đây là loại câu chỉ có một thành phần. Do nội dung của nó là nêu sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của sự vật, hiện tượng, tính chất nờn khụng nhất thiết phải có đủ các thành phần câu.

Ngoài hai loại cõu trờn, cỏc cõu khi thiếu chủ ngữ sẽ là câu sai. Vì khi thiếu chủ ngữ, người đọc (nghe) khơng hiểu câu nói về ai, về cái gì, về đối tượng nào…

Khi hoạt động trong văn bản, không nhất thiết câu nào cũng phải đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Nếu cỏc cõu liền nhau cùng nói về một đối tượng thỡ cỏc cõu phía sau có thể - và nhiều khi là cần thiết - được lược đi chủ ngữ (hoặc vị ngữ).

Ví dụ: “ (1) Năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỡ nờn bị bắt ra Côn Đảo. (2) Đến tháng 6 năm 1910, nhờ sự can thiệp của Héi Nhân quyền (Pháp) mới được

thả ra. (3) Bài thơ “Đập đá ở Cụn Lụn” được viết trong thời gian bị bắt lao động khổ sai ở Côn Đảo”.

Đoạn văn trên gồm 3 câu liên tiếp đều nói về Phan Chu Trinh nờn cỏc cõu (2) và (3) không cần nhắc lại mà người đọc vẫn biết người được thả ra là Phan Chu Trinh, người viết bài thơ “Đập đá ở Cụn Lụn” là Phan Chu Trinh. Nhưng giả sử câu (2) lại mở rộng nói về một đối tượng khỏc thỡ cõu (3) không thể ỏp dụng quy tắc tỉnh lược được.

Lỗi câu thiếu chủ ngữ thường gặp trong bài viết của học sinh cấp THCS là dạng lỗi do học sinh thực hiện phép tỉnh lược không đúng.

Ví dụ: “ (1) Năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỡ nờn bị bắt ra Côn Đảo. (2) Đến tháng 6 năm 1910, nhờ sự can thiệp của Héi Nhân quyền (Pháp) mới được

thả ra. (3) Đây cũng là thời gian nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu – tác giả của bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” sau này - đang bị thực dân Pháp kết án. (4) Bài thơ “Đập đá ở Cụn Lụn” được viết trong thời gian bị bắt lao động khổ sai ở Côn Đảo”.

(Bài làm của đề văn thuyết minh về một bài thơ)

Do câu (3) người viết mở rộng sang “Phan Bội Chõu” nờn cõu (4) phải viết rõ “Bài thơ “Đập đá ở Cụn Lụn” được Phan Chu Trinh viết trong thời gian bị bắt lao động khổ sai ở Côn Đảo”. Câu (4) lược chủ ngữ sẽ làm cho nội dung khơng xác định được là nói về ai, về Phan Chu Trinh hay về Phan Bội Châu.

Định ngữ là bộ phận bổ sung nghĩa cho danh từ, chỉ rõ giới hạn của sự

vật, sự việc được nêu ở danh từ. Trong văn bản, có khi bộ phận này được lược đi để các câu viết gọn gàng hơn. Nhưng nếu khơng chú ý việc lược này có khi dẫn đến sai.

Vớ dơ: (1) Cấu tạo, kiến trúc của lăng Bác rất đẹp. (2) Lăng gồm ba líp với chiều cao là 21,6 mét. (3) Líp dưới được cấu tạo dáng bậc thềm tam cấp. (4) Bèn mặt là hàng cột vuông làm bằng đá hoa cương. (5) Mặt chớnh cú dũng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín. (6)Từ phịng ngồi nhìn vào, ta thấy trên tường được ốp đá hoa cương đỏ sẫm cú dũng chữ vàng óng ánh “Khụng cú gỡ quớ hơn độc lập, tự do” và ở dưới là chữ kí quen thuộc của Bác. (7) Líp ở giữa là kết cấu trung tâm gồm phòng đặt thi hài Bác và các hành lang để nhân dân đi xung quanh viếng Bỏc”.

(Bài viết của học sinh về đề thuyết minh mét di tích văn hố, danh lam thắng cảnh của Hà Nội) Đoạn văn thuyết minh về lăng Bỏc. Cõu (1) nhắc đến “lăng Bỏc”- Cõu (2) nhắc đến “lăng”- Cỏc cõu (3), (4), (5), (6) không cần nhắc đến “lăng” nhưng người đọc vẫn hiểu đối tượng đang được nói đến là lăng Bác. Nhưng do câu (6), đối tượng được mở rộng là “tường” và “dũng chữ vàng” nên về nguyên tắc, câu (7) phải nhắc lại đối tượng đang thuyết minh là “lăng”. Thiếu đối tượng này, câu sẽ bị sai. Nó làm cho người đọc khơng hiểu người viết muốn nói đến líp ở giữa của lăng hay của dịng chữ vàng.

1.2. Sai do thiếu nòng cốt câu

Câu thiếu nịng cốt là câu chỉ có các thành phần phụ. Trong văn bản, nhiều khi để nhấn mạnh ý cần diễn đạt, người viết cố tình tỏch cỏc thành phần phơ ra khỏi nịng cốt câu. Nếu việc tách Êy đạt được hiệu quả diễn đạt thỡ khụng coi là lỗi. Vớ dụ nh đoạn văn của Nguyễn Thuỵ Kha: “Sau chuyến đi xuyên Việt cùng Nguyễn Lương Ngọc đó, Hồ Vang có tiểu thuyết “Tai quỉ”.

Bõy giờ thỡ cả Nguyễn Lương Ngọc và Hồ Vang có lẽ lại đầu thai lại cái “dương thế bao la sầu này”. Để lại chịu đựng. Để lại làm văn chương. Để lại làm lính. Để lại mắc bệnh ung thư.” (Mét giọt muộn với Hoà Vang- Báo Tiền phong sè 71).

Nếu do thiếu tập trung nên khi câu viết mới có thành phần phụ đã chấm câu hoặc cố ý tỏch cõu nhưng không đạt hiệu quả diễn đạt thì phải bị coi là mắc lỗi.

Hiện tượng học sinh viết câu, do thành phần phụ quá dài và không kiểm sốt được phần đã viết nờn đó chấm câu tạo nên những câu thiếu nòng cốt khá phổ biến trong bài làm.

Ví dụ: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã đưa ta tới một nơi phong cảnh tuyệt vời. Bằng một lối kể nhẹ nhàng, một ngôn ngữ

giàu chất thơ, qua áng văn trữ tình của mình. Tác giả đã làm ta say mê với

hình ảnh của những cây thơng non rung rinh “những ngón tay bằng bạc” và làn mây bị nắng xua “lăn trờn cỏc vũm lỏ ướt sương”. Đẹp tuyệt vời là cái nắng Sa Pa, cái nắng rực rỡ rừng cây, rực rỡ bó hoa trong tay cơ gái trẻ. Rõ ràng, những

bức tranh thiên nhiên là một trong những vẻ đẹp của toàn thiên truyện.

1.3. Sai do thiếu vế câu

Câu ghép là cõu cú hai kết cấu chủ vị trở lên tạo thành các vế câu kết hợp chặt chẽ với nhau.

Đứng riêng lẻ, một câu hồn chỉnh phải có đủ cả hai vế. Nếu chỉ có một vế thì đó là câu chưa hồn chỉnh. Đặc biệt, với những câu ghép có quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau nh câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại…mà mới chỉ có vế phụ đã chấm câu thì đó là lỗi viết câu.

Trong văn bản, câu ghép có khi được tách thành hai cõu. Vớ dụ: “Bài thơ có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Nú đó khẳng định được chủ quyền, tư thế hiên

ngang của dõn tộc, khẳng định quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Mặc dù dung lượng của bài thơ rất nhỏ: chỉ có 4 câu với 28 tiếng!”

Trường hợp tách câu ghép thành hai câu nh thế thường là vì mục đích tu từ. Nếu khơng đạt được giá trị tu từ, việc tỏch cõu bị coi là lỗi.

Ví dụ: (1) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bõy giờ đó trở thành một điểm thu hót khách du lịch trong và ngoài nước. (2) Ai cũng muốn vào thăm để tận mắt nhìn thấy vị lãnh tụ vĩ đại của dõn tộc Việt Nam. (3) Lăng Bỏc đó là một cơng

trình lịch sử của Thủ đơ cũng như của cả nước thể hiện lịng kính trọng, biết ơn của dân téc đối với vị cha già kính yêu. (4) Lăng cũng lại là một cơng trình nghệ thuật thể hiện sức sáng tạo, nét tài hoa của con người Việt Nam.

(Bài làm đề văn thuyết minh về di tích văn hố, danh lam thắng cảnh của Hà Nội) Trong đoạn văn trên, nếu học sinh dừng ở câu (3) thì khơng mắc lỗi. Nhưng vỡ cú cõu (4) nên người đọc hiểu ý của học sinh khi sử dụng “đó là…” ở câu (3) là muốn nói tiếp một nội dung nữa theo quan hệ bổ sung: “đó…..lại…”. Cụ thể là ý học sinh muốn diễn đạt: Lăng Bác đã là mét cơng

trình lịch sử….lại là mét cơng trình nghệ thuật…”. Và vì vậy mà câu (3) và (4) đã bị mắc lỗi do vi phạm nguyên tắc tỏch cõu.

Một phần của tài liệu tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w