Không thể dạy tiếng Việt một cách hiệu quả nếu không tuân theo những quy luật và đặc điểm tâm lý của học sinh, những quy luật tâm lý trong

Một phần của tài liệu tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở (Trang 29 - 30)

những quy luật và đặc điểm tâm lý của học sinh, những quy luật tâm lý trong việc lĩnh hội và sản sinh lời nói đã được khoa học tâm lý và tâm lý - ngôn ngữ học đúc kết. Trước khi đến trường, học sinh đã biết sử dụng tương đối thành thạo tiếng Việt ở hai hình thức nghe, nói và mặc nhiên sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp thông thường. Do đó, mục tiêu của dạy tiếng Việt trong nhà trường phải là nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cho học sinh -

nhất là giao tiếp bằng văn bản. Những quy luật trong quá trình xuất hiện và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em trước và sau khi đến trường, những kết quả của sự chiếm lĩnh các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ở các lứa tuổi giúp cho chóng ta đề xuất nội dung và phương pháp rÌn luyện phát triển vốn từ, cấu trúc, khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng liên kết trong giao tiếp.

Đến tuổi thiếu niên, khả năng khái quát, trừu tượng hoá phát triển cao hơn lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhờ vậy, các em có khả năng tiếp thu các khái niệm trừu tượng trong nội dung các môn học ở trường. Tư duy trừu tượng phát triển là điều kiện thuận lợi để học sinh THCS có thể tiếp thu các khái niệm và quy tắc ngữ pháp vốn là lĩnh vực có tính trừu tượng và khái quát cao. Trong ngữ pháp, các khái niệm, các quan hệ, các mô hình cấu trúc, các quy tắc hoạt động và sử dụng mang tính khái quát, trong khi đó thực tế giao tiếp luôn luôn đa dạng và nằm trong trạng thái chuyển hoá linh hoạt.

Một phần của tài liệu tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w