10. Kết cấu luận án
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Khu vực Trung Nam bộ thuộc Đồng bằng Sơng Cửu Long bao gồm 4 tỉnh phía Bắc sơng Tiền: Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Đồng Tháp.
Vị trí khu vực Trung Nam bộ trong vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long
Trung Nam bộ cĩ diện tích tự nhiên 12.570 km2 chiếm 3,6% diện tích của cả nƣớc và gần bằng 30% diện tích Đồng bằng Sơng Cửu Long. Dân số gần 6 triệu ngƣời, gồm cĩ ngƣời Kinh, ngƣời Khơ-me và ngƣời Hoa, trong đĩ ngƣời Kinh chiếm hơn 99,5% dân số, ngƣời Khơ-me chỉ cĩ ở tỉnh Đồng Tháp. Mật độ dân số chung của khu vực là 470 ngƣời/km2 trong đĩ, Tiền Giang là tỉnh cĩ mật độ dân số cao nhất (692 ngƣời/km2). Địa giới khu vực Trung Nam bộ phía Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía
Đơng giáp biển Đơng (chiều dài 92km), phía Tây giáp Campuchia (chiều dài 185km) và phía Nam giáp các tỉnh khu vực Tây Nam bộ.
Về hành chính, khu vực Trung Nam bộ hiện cĩ 4 thành phố, 3 thị xã và 39 huyện. Các tỉnh khu vực Trung Nam bộ đều là đồng bằng nên địa hình bằng phẳng, 60% là đất phù sa màu mở, thích hợp cho nhiều loại cây trồng miền nhiệt đới, nhất là các giống lúa nƣớc. Khí hậu chia thành hai mùa mƣa, nắng rõ rệt, nhiệt độ bình quân hàng năm là 280C, lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.200 đến 2.000 milimet rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Từ lâu, các tỉnh khu vực Trung Nam bộ nổi tiếng là vùng lúa cao sản và là vƣơng quốc trái cây, nơng dân cĩ trình độ thâm canh cao.
Dân số trong độ tuổi lao động của cả khu vực chiếm 56% trong cơ cấu dân số. Đây cũng là một lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Tổng thu ngân sách bình quân hàng năm của mỗi tỉnh trong 3 năm gần đây là 2800 tỷ đồng. Thu nhập GDP bình quân ngƣời/năm là 975 USD (năm 2010). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 3 năm gần đây là 11,5%.
Nhìn chung các tỉnh khu vực Trung Nam bộ đang trên quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế. Long An và Tiền Giang là hai tỉnh thành viên trong 8 tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Cao Lãnh, Bến Tre là thành phố loại hai, cĩ thế mạnh là vùng kinh tế thƣơng mại, cĩ vị trí thuận lợi về nhiều mặt, giao thơng thủy bộ thuận tiện. Mỹ Tho, Tân An và Bến Tre chỉ cách Biển Đơng 30 km với bờ biển dài 92 km và cĩ các cảng biển, cảng sơng, ngƣ trƣờng thuận tiện cho khai thác kinh tế biển, thƣơng mại nội địa và ra nƣớc ngồi. Tuy vậy, các vùng nơng thơn sâu, nơng thơn miền biển vẫn cịn nhiều khĩ khăn về sản xuất, đời sống nhất là các xã vùng biên giới Campuchia, vùng sâu Đồng Tháp Mƣời.
2.1.2.1. Những đặc điểm về giáo dục
Các tỉnh khu vực Trung Nam bộ cĩ mạng lƣới trƣờng học mầm non, phổ thơng rộng khắp đáp ứng tốt yêu cầu học tập của nhân dân. Mạng lƣới các trƣờng đào tạo từ trung cấp đến CĐ, ĐH với số lƣợng quy mơ vừa phải
gĩp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Về giáo dục, khu vực Trung Nam bộ cĩ 3 trƣờng ĐH, hơn 40 trƣờng CĐ, TCCN và dạy nghề. Cĩ 133 trƣờng THPT. Lƣu lƣợng HS, sinh viên hàng năm gần 1,5 triệu ngƣời. Tổng số CB, GV mầm non, phổ thơng, TCCN và giảng viên ĐH trên 75.500 ngƣời.
Nhìn chung, các tỉnh khu vực Trung Nam bộ cĩ phong trào giáo dục khá phát triển, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm là 82% (hơn 40.000 HS tốt nghiệp THPT hàng năm). Số lƣợng HS trúng tuyển ĐH, CĐ bình quân hàng năm là 22.000 thí sinh và cĩ gần 16.000 HS vào học các trƣờng TCCN và các trƣờng dạy nghề trong và ngồi khu vực gĩp phần cho đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng và khu vực, phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2.1.2.2. Những đặc điểm về HS THPT khu vực Trung Nam bộ
HS THPT là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi. Ở tuổi này, ý thức về bản thân mình của các em phát triển mạnh. Trong học tập và lao động, đây là thời kỳ và cơ hội để các em thu nhận những kiến thức cơ bản nhất của các bộ mơn khoa học, làm cơ sở cho quá trình học tập và lao động nghề nghiệp sau này. Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, các em phải đứng trƣớc sự lựa chọn: học nghề, lao động sản xuất hoặc học tiếp các trƣờng ĐH, CĐ, TCCN, Dạy nghề để đáp ứng với yêu cầu phân cơng lao động xã hội và đặc điểm KT-XH tại vùng miền sinh sống.
Ngồi những đặc điểm chung nhƣ trên, HS THPT khu vực Trung Nam bộ cịn cĩ những đặc điểm riêng: Cĩ kỹ năng sống, vốn kiến thức về nơng, lâm, ngƣ nghiệp, nơng dân, nơng thơn và mơi trƣờng, sinh thái phong phú. Nhƣng vốn hiểu biết về các hoạt động dịch vụ, sản xuất cơng nghiệp, dây chuyền cơng nghệ khơng nhiều do ít cĩ điều kiện tiếp cận với các khu cơng
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và đời sống đơ thị. Do vậy nhận thức về thế giới nghề nghiệp cịn nhiều hạn chế nhất định nếu so với HS THPT khu vực Đơng Nam bộ nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,...