GDHN cho HS trong dạy học các mơn KHTN ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông khu vực trung nam bộ (Trang 47 - 54)

10. Kết cấu luận án

1.4.4. GDHN cho HS trong dạy học các mơn KHTN ở trƣờng THPT

Trong trƣờng THPT, các mơn KHTN bao gồm bốn mơn Tốn, Lý, Hĩa, Sinh. Quá trình lĩnh hội kiến thức nằm trong các bộ mơn khoa học cơ bản nĩi chung và các mơn KHTN nĩi riêng là một trong những con đƣờng hình thành, phát triển khuynh hƣớng, sở trƣờng của HS. Vì thế, nội dung tài liệu học tập cĩ thể và cần phải đƣợc sử dụng vào cơng tác hƣớng nghiệp. Ngƣời GV trong khi truyền thụ cho HS hệ thống các kiến thức phổ thơng cịn cĩ nhiệm vụ chỉ rõ ý nghĩa của những kiến thức này đối với việc nắm vững các nghề nghiệp

phổ biến và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong các giờ Sinh học, Hĩa học, Vật lý, Tốn học,… HS khơng chỉ cĩ điều kiện quen biết với con ngƣời lao động nĩi chung mà cịn là dịp tốt để hiểu biết hơn về phƣơng tiện, quy trình, hiệu quả của quá trình lao động. Sự hiểu biết này cĩ ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành thái độ đúng đắn đối với cơng việc lao động và con ngƣời lao động. Tất nhiên, mỗi mơn học giải quyết một gĩc độ của vấn đề thơng qua đặc trƣng vốn cĩ về nội dung, chƣơng trình, về cấu trúc mơn học và về mối quan hệ cĩ tính hệ thống, lơgic giữa các bộ mơn.

GDHN trong quá trình dạy học các mơn KHTN ở trƣờng THPT là một việc hết sức khĩ khăn nhƣng hiện lại thiếu một sự chỉ dẫn cụ thể về phƣơng pháp tiến hành, biện pháp thực hiện. Nhìn chung, đây là vấn đề ít đƣợc quan tâm trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Đặc biệt ở nƣớc ta, khi hoạt động hƣớng nghiệp cịn đang là cơng việc mới mẻ, kinh nghiệm đúc kết chƣa nhiều, vì thế chúng ta chƣa thể nĩi tới một cách tồn diện, đầy đủ việc hƣớng nghiệp cho HS thơng qua quá trình giảng dạy các mơn học. Tuy nhiên, với quan điểm cho rằng dạy học là phƣơng tiện cơ bản của cơng tác giáo dục và giáo dƣỡng trong nhà trƣờng phổ thơng, chúng ta cĩ thể nhận thấy một số điểm cần lƣu ý khi triển khai các nhiệm vụ hƣớng nghiệp trong dạy học các mơn học.

- Bản thân những kiến thức trong các mơn học mà HS lĩnh hội sẽ tạo thành nền mĩng cho sự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp bởi lẽ đĩ là hệ thống tri thức cơ bản, chung nhất, đƣợc tất cả các ngành nghề lấy đĩ làm điểm tựa để bồi đắp dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo.

- Nội dung kiến thức KHTN ở trƣờng THPT đã bao gồm trong đĩ một lƣợng thơng tin khá phong phú về nghề nghiệp: cơng cụ và phƣơng tiện tƣ duy trong quá trình lao động (Tốn học); cơng cụ và phƣơng tiện lao động (Vật lý); biến đổi nguyên vật liệu (Hĩa học, Vật lý); biến đổi vật chất hữu cơ (Sinh học, Hĩa học)…

- Phạm vi nghề nghiệp đƣợc đƣa vào trong tiến trình bài giảng đƣợc quy định bởi chính những khả năng và đặc điểm của từng mơn học. Vì thế khơng phải càng đƣa đƣợc nhiều kiến thức cĩ liên quan tới nghề nghiệp vào bài giảng là làm tốt GDHN. Vấn đề chủ yếu ở đây là phải lựa chọn thơng tin nào trong mỗi mơn học để phục vụ cho hoạt động hƣớng nghiệp; đƣa lƣợng thơng tin này tới HS bằng con đƣờng nào để vừa phù hợp với đặc thù của từng mơn học, vừa ăn nhịp với kinh nghiệm hiểu biết và năng lực của HS.

Lƣợng thơng tin nghề nghiệp nằm trong nội dung các bộ mơn văn hĩa chƣa hẳn là nội dung cĩ tính nghề nghiệp. Lƣợng thơng tin này chỉ đƣa lại cho HS sự hiểu biết về ý nghĩa và cơng dụng của tri thức đã học đối với các nghề trong xã hội (các nguyên lý chỉ đạo, cơ sở khoa học của sản xuất…) cịn hầu nhƣ tất cả những gì cĩ quan hệ tới tính chất cụ thể của mỗi nghề (quy trình cơng nghệ, kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật tiến hành, thao tác, tƣ thế lao động…) sẽ đƣợc đề cập tới trong các phân mơn cơng nghệ (cơng nghệ cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ…). Các mơn khoa học cĩ vai trị biểu hiện về mặt hƣớng nghiệp tới HS nhƣ là những phƣơng tiện hỗ trợ cho giảng dạy lao động gĩp phần định hƣớng nghề nghiệp cho HS. Hệ thống tri thức khoa học là cơng cụ quan trọng cho HS để tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong hoạt động hƣớng nghiệp trong dạy học các mơn khoa học ở trƣờng THPT. GDHN qua mơn học vì thế cĩ tiềm năng và ƣu thế rất lớn cần đƣợc khai thác hợp lý.

1.4.4.1. GDHN trong dạy học mơn Tốn học

Trong thực tế, nhiều GV cho rằng Tốn học là quy luật vận hành của số và hình khơng liên quan gì tới nghề nghiệp nên khĩ lồng ghép nội dung GDHN vào mơn Tốn. Nĩi nhƣ vậy rõ ràng là chƣa đánh giá hết khả năng của Tốn học khi vận dụng vào giải quyết nhiệm vụ GDHN trong trƣờng THPT. Cĩ thể nĩi rằng khơng một hoạt động nghề nghiệp nào của đời sống hiện nay khơng sử dụng cơng cụ Tốn học. Do vậy, khi dạy học mỗi phân mơn Tốn học, cần giúp học sinh hiểu rõ giá trị của những kiến thức này trong hoạt động

thực tiễn nhƣ tính tốn số lƣợng, chủng loại nguyên vật liệu, thời gian, nhân cơng, giá cả, mơ hình, biểu mẫu, hiệu quả cơng việc,…

Muốn làm tốt cơng tác hƣớng nghiệp khi dạy mơn Tốn, ngƣời GV cần cĩ sự lƣu ý thích đáng tới các hoạt động thực tiễn cĩ quan hệ tới Tốn học, rút ra từ tính trừu tƣợng của kiến thức Tốn học cái cụ thể ứng dụng trong nghề nghiệp.

1.4.4.2. GDHN trong dạy học mơn Vật lý

Vật lý là mơn học cĩ tầm quan trọng đặc biệt trong cơng tác hƣớng nghiệp bởi vì nội dung các kiến thức Vật lý phản ánh tƣơng đối đầy đủ các dạng vận động và biến đổi của vật chất: Cơ học, nhiệt học, ánh sáng, điện học, nguyên tử, chất lỏng, chất rắn, chất khí. Lƣợng thơng tin nghề nghiệp của nội dung kiến thức vật lý gắn với các lĩnh vực kinh tế rất rõ nét và gần gũi đối với HS, thậm chí tồn tại ngay trong cuộc sống hàng ngày của các em, vì thế nĩ cĩ sức thuyết phục lớn và lơi cuốn đƣợc lịng ham hiểu biết, cĩ tác dụng nhƣ một chất men nuơi dƣỡng nhiều kỳ vọng của HS về một nghề nghiệp tƣơng lai.

Với những ƣu thế nhƣ vậy, trong quá trình giảng dạy Vật lý, từ bài lý thuyết, thí nghiệm, thực hành tới các giờ học ngoại khĩa, giờ học tự chọn (nếu cĩ) và các buổi tham quan, GV Vật lý cần tạo ra những điều kiện thuận lợi để HS quen biết với những quy luật phổ biến của vận động vật chất đƣợc sử dụng trong sản xuất (chuyển động và truyền chuyển động trong các máy cơ học; nguyên lý bảo tồn cơng và năng lƣợng trong biến đổi năng lƣợng,…), cấu tạo, cơng dụng, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị máy mĩc. Sự quen biết này làm cho những kiến thức kỹ thuật đại cƣơng mang tính phổ thơng mà HS lĩnh hội trong các giờ học gắn với kiến thức nghề nghiệp, của sản xuất. Chính những hiểu biết này nhƣ là bƣớc đi ban đầu, giảm bớt tính ngẫu nhiên trong lựa chọn nghề nghiệp của HS.

Hầu nhƣ trong mỗi giờ dạy Vật lý, GV đều cĩ thể giúp HS quen biết với một điều mới mẻ nào đĩ trong thế giới nghề nghiệp, tìm đƣợc sự ứng dụng những kiến thức Vật lý đã học trong kiến thức xã hội.

1.4.4.3. GDHN trong dạy học mơn Hĩa học

Là mơn khoa học thực nghiệm, các kiến thức mơn Hĩa học đều đƣợc bắt nguồn từ thực tế và đƣợc nâng lên thành trừu tƣợng, vì vậy các nội dung này đều phản ánh thực tiễn sản xuất. Hĩa học cũng là một trong những mơn cĩ ƣu thế tiến hành GDHN trong quá trình dạy học ở trƣờng THPT.

Các kiến thức Hĩa học xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghề nghiệp: sản xuất đá vơi, xà phịng, muối ăn, giấy, vải, thuốc nổ, thuốc chữa bệnh, nơng dƣợc, pha chế kim loại, khí đốt,… Những kiến thức này là khâu nối liền giữa dạy học mơn Hĩa học với tuyên truyền nghề, thơng tin nghề, cung cấp những hiểu biết chuyên ngành cho HS. Nhiệm vụ của GV Hĩa học là phải biết lựa chọn những kiến thức cĩ liên quan tới sản xuất dựa trên kinh nghiệm vốn cĩ của HS thực hiện nhiệm vụ GDHN cả về bề rộng (số lƣợng nghề) lẫn bề sâu (cơ sở khoa học và tác dụng của nghề trong xã hội).

1.4.4.4. GDHN trong dạy học mơn Sinh học

Nội dung của sách giáo khoa Sinh học cĩ liên quan tới hàng loạt nghề trong các lĩnh vực nơng nghiệp và cơng nghiệp (đặc biệt là nơng nghiệp): Trồng trọt cây lƣơng thực: Lúa, ngơ, khoai, sắn; Cây cơng nghiệp: Lạc, đậu, chè; Chăn nuơi gia súc: Trâu, bị, lợn, gà; Nuơi ong, nuơi cá; Cơng nghiệp chế biến phân bĩn, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu; Cơng nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm,…).

Khi truyền thụ nội dung kiến thức này, GV phải cĩ sự liên hệ ứng dụng của những kiến thức đĩ trong canh tác nơng nghiệp, chỉ rõ khoa học sinh học đã tạo cho nơng nghiệp cơ sở khoa học để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuơi thơng qua việc hợp lý hĩa các quy trình và kế hoạch sản xuất, chuyên mơn hĩa phân cơng lao động,… Cũng thơng qua việc dạy những bài học này, GV cĩ điều kiện giúp HS quen biết cơng việc của những ngƣời chọn giống, làm đất, phịng dịch bệnh cây trồng, thợ máy nơng nghiệp,… đồng thời cịn gợi ra cho

HS thấy rõ khả năng lao động sáng tạo của những con ngƣời làm việc trong các nghề nghiệp này. Chính nhờ sự chuyên cần và sáng tạo đĩ đã tạo nên ngày một nhiều khối lƣợng lƣơng thực, thực phẩm cho tồn bộ hoạt động xã hội.

Nội dung các kiến thức Sinh học cĩ liên quan nhiều tới mơi trƣờng sinh thái và điều kiện tự nhiên: khí tƣợng, thủy văn, chống xĩi mịn, trồng cây gây rừng và hàng loạt những nghề nghiệp khác. Trên cơ sở những kiến thức này, GV cần lƣu ý HS cĩ ý thức bảo vệ mơi trƣờng sinh thái và hiểu biết sự xuất hiện của nhiều chuyên ngành mới nghiên cứu về tự nhiên: Vật lý Sinh học, Sinh hĩa học, kể cả những nghề gắn liền với Sinh học vũ trụ trong tƣơng lai.

Tiểu kết chƣơng 1

Từ các kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1 cĩ thể rút ra kết luận sau:

- GDHN cho thế hệ trẻ trong trƣờng phổ thơng là yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng giáo dục nhân cách tồn vẹn cho HS khơng thể thiếu trong trƣờng phổ thơng hiện đại. Nếu đƣợc thực hiện tốt nĩ sẽ giúp cho HS ngay từ khi cịn trên ghế trƣờng phổ thơng cĩ định hƣớng đúng đắn chọn nghề phù hợp giữa năng lực của cá nhân với nhu cầu của xã hội.

- Các hình thức, phƣơng pháp tổ chức GDHN theo quan điểm của UNESCO và một số nƣớc nhƣ Nga, Pháp, Đức, Úc, Mỹ, Nhật Bản cĩ nhiều điểm mới về hƣớng nghiệp nhƣ rèn luyện tính tự lập cho HS trong lựa chọn nghề nghiệp. Giáo dục tinh thần tự đào tạo, tự hƣớng nghiệp cho ngƣời lao động trong thời đại kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là giảm tính hàn lâm, tăng ý nghĩa thực dụng và hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thơng, giảm tải chƣơng trình. Điều đĩ cĩ thể nghiên cứu vận dụng vào cơng tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thơng ở nƣớc ta.

- Trong trƣờng THPT, GDHN khơng phải chỉ là nhiệm vụ của GV dạy mơn kỹ thuật, GV dạy nghề phổ thơng, GV tƣ vấn hƣớng nghiệp… Hiểu nhƣ vậy là sai lầm. Chính GDHN trong dạy học của GV bộ mơn là con đƣờng cơ

bản nhất, cĩ nhiều ƣu thế vƣợt trội, cĩ ý nghĩa làm cho kiến thức mơn học gắn liền với kiến thức hƣớng nghiệp, làm cho GDHN đƣợc tiến hành liên tục trong phạm vi nhà trƣờng, làm cho tri thức khoa học gần gũi với thực tiễn cuộc sống và lao động sản xuất.

- Trong quá trình hơn 30 năm hình thành và phát triển GDHN ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm chỉ đạo, các nhà khoa học giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dày cơng nghiên cứu về lý luận, thiết kế mơ hình theo thực tiễn Việt Nam và đƣa hƣớng nghiệp vào chƣơng trình giáo dục nƣớc nhà. GDHN đã gĩp phần quan trọng trong giáo dục tồn diện thế hệ trẻ Việt Nam và xây dựng nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong ba thập niên vừa qua.

Chƣơng 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC CÁC MƠN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG KHU VỰC TRUNG NAM BỘ

Một phần của tài liệu giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông khu vực trung nam bộ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)