Ngân hàng năm 2011

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 60 - 132)

Hội đồng quản trị (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân

hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và

các Hội đồng.

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài

chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc

quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 04 Hội đồng, bao gồm:

Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về

chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của

Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật

về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Các bộ phận chức năng :

bảo chất lượng, Ban Chính sách và quản lư rủi ro tín dụng.

 3 phòng : Phòng đầu tư, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng thẩm định giá tài sản  3 trung tâm : Trung tâm Thẻ, Trung tâm Vàng, Trung tâm ATM.

 7 khối : gồm có:

+ Khối Khách hàng Cá nhân: bao gồm: Pḥòng Huy động vốn và dịch vụ tài chính cá nhân; Phòng Kinh doanh; Phòng Tín dụng; Phòng Ngân hàng Điện tử; Phòng Phân tích thông tin; Trung tâm Dịch vụ khách hàng – Tổng đài 247.

+ Khối Khách hàng Doanh nghiệp: bao gồm: Phòng Phân tích tín dụng; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng Phân tích Sản phẩm và Khách hàng; Bộ phận Bao thanh toán.

+ Khối Ngân quỹ: bao gồm: Phòng Kinh doanh vốn; Phòng Kinh doanh ngoại hối; Phòng Kinh doanh vàng; Phòng Quản lý quỹ.

+ Khối Phát triển kinh doanh: bao gồm: Pḥng Hỗ trợ và phát triển chi nhánh; Phòng Marketing; Phòng Nghiên cứu thị trường; TT chuyển tiền nhanh - ACB Weston Union.

+ Khối Giám sát Điều hành: bao gồm: Phòng Kế toán; Phòng Quản lư rủi ro; Phòng Tổng hợp; Ban pháp chế.

+ Khối Quản trị nguồn lực: bao gồm: Phòng Nhân sự; Phòng Hành chính; Trung tâm đào tạo.

+ Khối CNTT: bao gồm: Phòng Kỹ thuật CNTT; Phòng hệ thống CNTT; Phòng Phát triển CNTT; Phòng Kỹ thuật thẻ.

Ngoài ra ACB còn có mạng lưới các Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch trải rộng khắp các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế, Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, v.v…

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp I, trực thuộc chi nhánh Hà Nội bao gồm: − 03 Chi nhánh cấp II: Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Chùa Hà và Chi nhánh Cửa Nam

− 48 Phòng giao dịch

− Trung tâm tín dụng cá nhân Hà Nội ( TTTDCN): là bộ phận chuyên phụ trách thẩm định hồ sơ vay từ các chi nhánh và PGD chuyển về

− Trung tâm tín dụng doanh nghiệp Hà Nội (TTTDDN): hỗ trợ các chi nhánh và PGD giải quyết những hồ sơ doanh nghiệp lớn ( trên 20 tỷ)

− Trung tâm thu nợ cá nhân Hà Nội (TTTNCN): hỗ trợ chi nhánh và PGD giải quyết những khoản vay quá hạn

− Các phòng: Hành Chính, Nhân sự, Kế toán, kiểm toán, phòng thẩm định tài sản (TĐTS), Công nghệ thông tin (CNTT), bộ phận Pháp lý chứng từ, hỗ trợ các chi nhánh và phòng giao dịch trong quá trình hoạt động.

3.1.3. Đặc điểm của chi nhánh Hà Nội ảnh hưởng đến hoạt đồng đầu tư nâng

CN Thăng Long CN Chùa Hà

48 PGD TTTDCN Hà Nội TTTDDN Hà Nội TTTNCN Hà Nội CN Cửa Nam

P. Hành Chính BP PLCT Phòng TĐTS P. Kế toán, Kiểm Toán P. Nhân sự

cao năng lực cạnh tranh:

3.1.3.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức:

Trong những năm gần đây cùng với toàn hệ thống ACB, cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội cũng được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm các phòng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và ngân quỹ, thanh toán quốc tế, TTTDCN, TTTDDN. Các phòng ban hỗ trợ gồm có phòng Công nghệ – Thông tin, Giám sát điều hành, Phát triển kinh doanh, Quản trị nguồn lực, bộ phận pháp lý chứng từ, phòng thẩm định tài sản và một số phòng ban do Ban Giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo.

Việc tái cấu trúc này nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Việc tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và mạnh dạn cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào nguồn vốn là một ví dụ rất điển hình cho sự khác biệt của tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén của cấp quản lý ACB nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng trong xu hướng toàn cầu hoá.

3.1.3.2. Đặc điểm về hệ thống mạng lưới, cơ sở vật chất:

Mạng lưới hoạt động các CN/PGD trực thuộc chi nhánh Hà Nội đặc bố trí khá dày đặc trong khu vực các quận huyện nội thành, trung bình trong bán kính 1km có khoảng 7 phòng giao dịch trực thuộc ACB chi nhánh Hà Nội. Tuy nhiên Chi nhánh Hà Nội chưa chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới của mình ra các huyện ngoại thành: Phúc Thọ, Thạch Thất, Thanh Oai…nên người dân tại các khu vực trên chưa biết ngân hàng ACB. Mặt khác do vị trí địa lý xa xôi nên người dân tại các khu vực này khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đối thủ: Techcombank, An Bình, VIB, PG Bank…đang tiến hành phát triển mạng lưới vươn rộng ra các khu vực ngoại thành Hà Nội để tiếp cận đối tượng khách hàng tại các khu vực trên tuy nhiên ACB – chi nhánh

Hà Nội trong thời gian sắp tới chưa có định hướng mở rộng tại khu vực này. Đây cũng là một điều khá bất lợi cho chi nhánh khi mạng lưới trong nội thành Hà Nội được phân bố quá dày đặc, trong khi đó lại không định hướng phát triển tại khu vực ngoài thành. Điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt của chính các CN/PGD trực thuộc chi nhánh Hà Nội để giành lượng khách hàng trên cùng địa bàn nội thành, trong khi lại làm giảm chính năng lực cạnh tranh của chi nhánh đối với các ngân hàng đối thủ tại các khu vực ngoại thành.

ACB - Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng ACB nên là một chi nhánh có quy mô lớn về cả nguồn vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản cố định…Những đặc điểm này tạo nên một cơ sở vững chắc về nguồn vốn và nguồn lực để chi nhánh có thể thực hiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống, có kế hoạch và liên tục. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Chi nhánh đã hoạt động được gần 20 năm nên đã xây dựng được hình tượng là một chi nhánh ngân hàng uy tín. Bởi vậy khách hàng rất tin tưởng và tỷ lệ trở lại thực sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh khá cao. Và đó khẳng định được vị thế như vậy nên khi chi nhánh thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì hoạt động đầu tư đó dễ dàng phát huy tác dụng.

3.1.3.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ:

Vì là chi nhánh nên hoạt động của chi nhánh Hà Nội vẫn chịu nhiều chi phối của Hội sở chính. Đặc điểm này vừa tạo thuận lợi và khó khăn cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội.

Khi thực hiện theo chủ trương từ trên xuống thì chi nhánh sẽ có được kế hoạch đầu tư thống nhất với toàn hệ thống chi nhánh của ngân hàng, có như vậy thì hoạt động đầu tư mới tạo được hiệu ứng lan truyền và phát huy tác dụng cao hơn. Ngoài ra chi nhánh còn được hỗ trợ một phần vốn cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhưng những khó khăn mà chi nhánh gặp phải đó là bị hạn chế trong việc sáng tạo và vận dụng cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh. Đặc biệt các sản phẩm áp dụng đều được nghiên cứu tại Hội sở nằm tại Tp. Hồ Chí Minh nên phần lớn đặc tính sản phẩm phù hợp với tâm lý đối tượng khách hàng là người dân tại khu vực miền Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng do đó tính thích ứng của sản phẩm tại địa bàn khu vực Miền Bắc mà cụ thể là tại khu vực Hà Nội không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Đơn cử như: người dân miền Nam rất thích tham dự các chương trình quay số trúng thưởng nhưng khách hàng tại khu vực miền Bắc lại thích nhận quà bằng hiện vật thực tế hơn là tha m gia các chương trình mà theo họ tỷ lệ trúng thưởng là không khả quan.

3.1.3.5. Đặc điểm về chất lượng nguồn nhân lực:

Chi nhánh Hà Nội có một phòng quản lý nhân sự riêng biệt phụ trách việc tuyển dụng, xét tuyển nhân viên chính thức. Đầu vào tuyển dụng của chi nhánh tập trung chủ yếu vào đối tượng các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội: đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, Học viện Tài chính, Học viện ngân hàng, Đại học kinh doanh công nghệ, đại học Thương Mại…nên chất lượng đầu vào khá tốt.

Với một trung tâm đào tạo nghiệp vụ riêng tại địa chỉ: 365 – 367 Hoàng Quốc Việt hàng năm chi nhánh liên tục tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên tân tuyển và các lớp kỹ năng cho mềm. Việc chi nhánh có một trung tâm đào tạo riêng tại địa bàn giúp chi nhánh Hà Nội chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực, các khóa học, các sản phẩm mới được phổ biến đến nhân viên chi nhánh một cách kịp thời, liên tục. Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội do đó nạn cháy chất xám tại ACB – chi nhánh Hà Nội diễn ra khá thường xuyên dẫn tới sự tổn thất rất lớn vì chi phí đào tạo của chi nhánh.

3.1.3.6. Đặc điểm về uy tín, thương hiệu:

Thương hiệu của ACB được xây dựng khá tốt tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam tuy nhiên tại khu vực Hà Nội ACB chưa thực sự xây dựng được cho mình một thương hiệu vững mạnh. Tại khu vực nội thành ACB – chi nhánh Hà Nội phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi hàng loạt các ngân hàng có hội sở chính tại Hà Nội: Techcombank, Maritime Bank, Seabank….các ngân hàng

thuộc khối ngân hàng nhà nước: Agribank, BIDV, Viettinbank, Vietcombank…cùng hàng chục các ngân hàng nhỏ. Hội sở chính không nằm tại thủ đô Hà Nội là một bất lợi lớn trong việc chi nhánh Hà Nội xây dựng uy tín, thương hiệu của mình. Mặt khác, công tác marketing quảng bá thương hiệu tại chi nhánh chưa được chú trọng đầu tư một cách đúng tầm do đó hiệu quả mang lại còn thấp. Chi nhánh chưa có những chiến lược quảng bá của riêng mình để xây dựng thương hiệu tại Hà Nội một cách có hiệu quả. Một bộ phận người dân trên địa bàn Hà Nội chưa biết rõ tên của ngân hàng, thường nhầm lẫn ngân hàng ACB thành ABC hoặc không biết thương hiệu ngân hàng ACB và ngân hàng TMCP Á Châu là một. Thương hiệu của ACB tại Hà Nội ngoài việc xếp sau 4 ngân hàng nhà nước: BIDV, Agribank, Viettinbank, Vietcombank còn xếp sau một số NHTM cổ phần: Techcombank, Maritimebank và MB.

Bảng 1: Danh sách một số chi nhánh của các Ngân hàng lớn nằm trong khu vực cùng cạnh tranh về địa bàn

STT CN/PGD Địa chỉ Tên ngân hàng

1 Chi nhánh Thủ đô Số 91, phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam( Agribank) 2 Chi nhánh Láng Hạ Số 14 Láng Hạ, Ba Đình,

Hà Nội

NH Đầu tư và phát triển Việt Nam( BIDV)

3 Hội sở Techcombank 70 – 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội NH Kỹ thương Việt Nam(Techcombank)

4 Hội sở Vietinbank 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 5 Hội sở MaritimeBank 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội NHTMCP Hàng Hải (MaritimeBank)

6 Hội sở Seabank 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội NHTMCP Đông Nam Á ( Seabank) 7 Hội sở Vietcombank 198 Trần Quang Khải,

Hoàn Kiếm, Hà Nội

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

8 Hội sở ngân hàng MB 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội NHTMCP Quân Đội (MB)

(Nguồn tự tổng hợp từ thực tế)

nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ việc nhận thức được những đặc điểm đó tạo thuận lợi và khó khăn như thế nào cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chi nhánh Hà Nội đã xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư một cách có hiệu quả. Trong cuộc họp tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, với việc thống nhất xác định “Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược hàng đầu” chi nhánh đã đề ra định hướng chiến lược đầu tư nâng cao NLCT giai đoạn 2005 – 2010 tập trung chủ yếu vào hai nội dung chính sau:

+ Đẩy mạnh mở rộng hệ thống mạng lưới phòng giao dịch. Kế hoạch đến năm 2010 đạt 50 CN/PGD trên toàn thành phố Hà Nội. Tập trung đầu tư cho thiết bị văn phòng và công nghệ thông tin: 27 tỷ đồng; bao gồm: 7 tỷ đồng để trang bị thêm 20 máy ATM và bảo trì 40 máy ATM hiện có; 5,1 tỷ đồng cho hệ thống máy chủ; 7,6 tỷ đồng xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Trung tâm công nghệ thông tin. Đồng thời đề ra mục tiêu đến năm 2008 sẽ đưa vào hoạt động hai trung tâm giao dịch vàng và chứng khoán thuộc chi nhánh Hà Nội.

+ Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đến năm 2010 nâng con số CBCNV chi nhánh từ 105 nhân viên ( thời điểm 31/12/2004) lên thành 750 nhân viên vào năm 2010. Với chiến lược trong đó đẩy mạnh tập trung phát triển đội ngũ PFC – nhân viên tư vấn tài chính cá nhân lên con số 320 nhân viên.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2005 - 2010 nêu trên được Ban giám đốc chi

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 60 - 132)