Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàn gÁ châu – Ch

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 68 - 70)

Á châu – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011

3.2.1.Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh Hà Nội:

3.2.1.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011:

tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011

Năm/Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư nâng

cao NLCT Triệu đồng 40.220 48.315 73.150 66.896 54.960

Tốc độ tăng liên hoàn % − 20,13 51,40 -8,55 -17,84

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 10.055 15.944 25.603 24.752 15.389

Tốc độ tăng liên hoàn % - 58,57 60,58 - 3,32 37,83

Tỷ trọng vốn CSH/Tổng

vốn đầu tư % 25 33 35 37 28

Vốn huy động Triệu đồng 30.165 32.371 47.547 42.144 39.571

Tốc độ tăng liên hoàn % - 7,31 46,88 - 11,36 - 6,1

Tỷ trọng vốn huy

động/Tổng vốn đầu tư % 75 67 65 63 72

Nguồn: Tổng hợp báo cáo nội bộ chi nhánh Hà Nội qua các năm 2007 – 2011

Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh được hình thành từ hai nguồn: vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn được hình thành từ việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, bộ phận dân cư hoặc từ các tổ chức tín dụng khác; vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn do đóng góp từ các thành viên cổ đông của ngân hàng.

Để tăng cường nguồn vốn huy động, Chi nhánh Hà Nội đã chủ trương quán triệt, xây dựng quy chế khoán huy động vốn tới từng cán bộ, từng phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng là dân cư, các tổ chức kinh tế. Kết hợp với việc thường xuyên phát động phong trào thi đua huy động vốn với các tiêu chí cụ thể, khen thưởng kịp thời đến từng phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch và trực tiếp đến từng nhân viên kinh doanh. Trong tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT, nguồn từ vốn huy động chiếm trên 60%. Năm 2009 và 2010 là hai năm trọng tâm chi nhánh Hà Nội đẩy mạnh công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nên nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu của hai năm này trong tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT tăng mạnh mẽ só với năm 2007, 2008 và có xu hướng giảm dần vào năm 2011. Năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần só với năm 2007, nguồn vốn từ huy động cũng tăng lên gấp 1,58 lần.

Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà Nội năm 2007 – 2011

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Đầu tư cho phát triển mạng lưới 17.294 23.191 32.756 22.150 19.050

Đầu tư cho phát triển công nghệ 403 483 804 400 358

Đầu tư cho phát triển SPDV 4.424 5.798 8.826 13.203 9.402 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 10.859 9.663 18.624 13.330 11.140 Đầu tư cho hoạt động Marketing 7.240 9.180 12.140 17.813 15.010

Tổng vốn đầu tư 40.220 48.315 73.150 66.896 54.960

(Nguồn: phòng Kế toán – CN Hà Nội)

Nội dung đầu tư phát triển mạng lưới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư cho hoạt động nâng cao NLCT, nội dung này thường chiếm trên 30% trong tổng vốn đầu tư. Hoạt động Marketing cũng là một nội dung quan trọng được chi nhánh Hà Nội chú trọng đầu tư để quảng bá thương hiệu ACB tại khu vực Hà Nội, năm 2010 là năm chi nhánh triển khai rầm rộ các chương trình quảng bá thương hiệu ACB với con số đầu tư lên đến 17,813 tỷ đồng.. Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2009 là năm chi nhánh Hà Nội có tổng vốn đầu tư cao nhất do đây là năm chiến lược chi nhánh tập trung thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi, mạng lưới tại khu vực nội thành Hà Nội. Với hàng loạt CN/PGD được mở mới trong năm 2009 và đầu năm 2010 chi nhánh Hà Nội đã thực sự đạt được bước tiến lớn trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên địa bàn khu vực Hà Nội.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 68 - 70)