Hạn chế trong phát triển thương hiệu và marketing

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 110 - 112)

a. Khả năng trang bị công nghệ mới:

3.4.1.5.Hạn chế trong phát triển thương hiệu và marketing

- Chính sách giá cả: chưa linh động trong việc áp dụng các sản phẩm, các mức lãi suất phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực và đối tượng khách hàng. Việc triển khai áp dụng còn chung chung, chưa kích thích tăng trưởng mạnh mẽ.

- Quảng bá sản phẩm: khi phát triển các sản phẩm mới ngân hàng thường phải đăng tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kèm theo nội dung chi tiết về các phần quà khuyến mại, phần trúng thưởng dành cho khách hàng. Tuy nhiên tại ACB nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng công tác trên chưa được tiến hành một cách hiệu quả. Việc quảng bá sản phẩm mới chỉ được ACB tiến hành dừng ở mức quảng bá thông qua các phương tiện: trên trang chủ của ngân hàng, tờ rơi, áp phích dán tại CN/PGD, thông qua việc gọi điện giới thiệu của nhân viên giao dịch. Những việc làm trên mới chỉ giúp ACB quảng bá sản phẩm đến một bộ phận khách hàng hạn chế, chủ yếu là những khách hàng cũ…mà chưa giúp quảng bá rộng rãi đến tất cả các đối tượng khách hàng.

- Chính sách phân phối: mạng lưới CN/PGD của ACB tại khu vực Hà Nội còn ít do đó việc triển khai các hoạt động và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt số lượng máy ATM của chi nhánh Hà Nội quá ít, cùng với sự phân bổ chưa hợp lý gây khó khăn cho trong việc quảng bá các sản phẩm thẻ của nhân viên kinh doanh và trong giao dịch của khách hàng.

Công tác nghiên cứu đánh giá, phân tích thị trường và quảng bá hình ảnh của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Với lịch sử phát triển lâu dài và uy tín đã tạo dựng trong nhiều năm, chiến lược maketing thu hút khách hàng của chi nhánh thường tập trung vào tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình khuyến mại hấp dẫn, các dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng đã được triển khai. Nhưng các hoạt động maketing này lại chỉ được thực hiện một cách riêng biệt mà chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận nên hiệu quả chưa cao, chưa khai thác triệt để tính hiệu quả vốn có của những hoạt động marketing này.

Một điểm rất hạn chế trong hoạt động Marketing tại chi nhánh: với lượng nhân sự chỉ bao gồm 3 nhân viên phụ trách cho công việc Marketing của toàn chi

nhánh Hà Nội là quá thiếu. Khi tổ chức các chương trình quảng bá phòng Marketing thường xuyên phải huy động nhân lực hỗ trợ từ các CN/PGD. Với số lượng nhân viên quá thiếu như vậy không thể đáp ứng được lượng công việc quá lớn của một cả một chi nhánh lớn như chi nhánh Hà Nội. Nguồn nhân lực huy động hỗ trợ từ các CN/PGD không mang tính chất ổn định, thường xuyên, chuyên nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác Marketing của chi nhánh.

b. Phát triển thương hiệu:

Thương hiệu ACB được biết đến rất phổ biến tại khu vực miền Nam và TP. Hồ Chí Minh tuy nhiên tại khu vực miền Bắc đặc biệt là khu vực Hà Nội, thương hiệu ACB chưa được biết đến đúng tầm với một ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP. Nhiều khách hàng chưa nhớ tên hoặc nhớ nhầm tên ngân hàng từ ACB thành ABC hay chưa quen thuộc tên gọi ngân hàng Á Châu và ngân hàng ACB là một. Điều này là do hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu của ACB tại khu vực Hà Nội chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính thụ động và chưa truyền tải hết thông điệp của một ngân hàng thương mại hàng đầu.

Trong công tác Marketing , tuy đã có các bộ phận chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh .. nhưng chỉ làm việc tại hội sở, mang tính tổng hợp, tại các chi nhánh hầu hết việc tiếp thị sản phẩm đều do các cán bộ tín dụng thực hiện nên như vậy sẽ không đảm bảo việc chuyên môn hóa trong công việc.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 110 - 112)