Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 127 - 129)

a. Khả năng trang bị công nghệ mới:

4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Thứ nhất, chi nhánh cần phải nâng cao năng lực tài chính, tạo điều kiện cho

mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ. Để tăng năng lực tài chính thì phải quan tâm giải quyết 3 vấn đề như đã đề cập ở các phần trên: tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. Một khi vấn đề tài chính dành cho phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được giải quyết thì vấn đề đa dang hoá danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng sẽ được đầu tư một cách toàn diện, đồng bộ hơn.

Thứ hai, cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống: Tiền gửi,

cho vay, sản phẩm thẻ. Từng bước phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, các nghiệp vụ phi tín dụng khác....thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, đảm bảo công khai minh bạch, đơn giản thủ tục giao dịch làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng hơn, hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đổi mới phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường nhảy bén, linh hoạt hơn.

Thứ ba, trên cơ sở những sản phẩm truyền thống, chi nhánh cũng nên đầu tư,

thâm nhập vào những sản phẩm dịch vụ mới mà xu hướng sẽ phát triển trong tương lai. Thâm nhập sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp ngân hàng thoả mãn được nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

4.2.6. Nhóm giải pháp gia tăng thị phần:

4.2.6.1. Bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại

Thông thường thì việc bán nhiều hơn cho khách hàng cũ sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Có thể ứng dụng quy luật “20/80” trong trường hợp này, có nghĩa là cần tập trung vào 20% đối tượng khách hàng đã mang lại 80% thu nhập cho doanh nghiệp. Mặc dù, quy luật trên không hoàn toàn đúng với mọi lĩnh vực kinh doanh nhưng việc tập trung bán nhiều hơn cho các khách hàng có giá trị cao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các biện pháp tiếp thị có thể sử dụng như đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất, khách hàng trung thành…cho các khách hàng hiện tại để họ mua nhiều hơn.

4.2.6.2. Thu hút lại khách hàng đã mất

Một cách khác để gia tăng thị phần là làm sao thu hút lại được khách hàng đã mất. Để làm điều này, bạn cần phải hiểu lý do tại sao khách hàng không sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Hãy liên lạc và tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng khắc phục để khách hàng trở lại

Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau cũng là một các khác để gia tăng thị phần. Kênh tiếp thị ở đây sẽ bao gồm cả kênh truyền thông và kênh phân phối. Về kênh truyền thông thì bạn có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu như truyền hình, báo chí, radio, internet, mạng xã hội… Hay về kênh phân phối thì có thể mở rộng sang các kênh hiệu quả khác mà doanh nghiệp chưa khai thác tốt như siêu thị, tạp hóa, bán hàng trực tuyến….

4.2.6.4. Tiếp cận thị trường mới

Tiếp cận thị trường mới là một các khác để gia tăng thị phần. Trong bối cảnh trung tâm khu vực nội thành Hà Nội sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, giữa các CN/PGD trong cùng hệ thống ngân hàng ngày càng quyết liệt, với việc hình thành một loạt các phố ngân hàng trên những tuyến đường chính thì việc mở rộng hệ thống mạng lưới vươn ra khu vực ngoại thành: các huyện ngoại thành Hà Nội ( thuộc tỉnh Hà Tây cũ) là hết sức cấp bách và cần thiết.

4.2.6.5. Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm có nghĩa là phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, hay nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm hiện tại. Việc giới thiệu sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm cũ có thể giúp doanh nghiệp bạn gia tăng thị phần đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổn thất lớn khi sản phẩm thất bại.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 127 - 129)