a. Khả năng trang bị công nghệ mới:
3.3.1.7. Mức độ đa dạng hoá các sản phẩm,dịch vụ cung cấp:
Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản
phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000.
Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các NHTMNN.
Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Viêt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v...
Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.
Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB.
Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cung cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.
mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.
ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng.
Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các lọai trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng hàng năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.
Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận và được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Việc khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB nhiều giải thưởng lớn là một minh chứng quan trọng cho điều này.
Với sự đầu tư nghiêm túc và kỹ lưỡng cho nghiên cứu sản phẩm dịch vụ Chi nhánh đã đạt được những thành công bước đầu. Các sản phẩm đa dạng phục vụ cho tiêu dùng ACB nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cung cấp những sản phẩm mang tính ưu việt, vượt trội hơn so với các ngân hàng khác như: mua nền nhà trả góp, cho vay tín chấp, cho vay du học,...Đặc tính của các sản phẩm được ACB nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Ở đây xin trình bày sự so sánh về sản phẩm Vay tiêu dùng tín chấp của ACB so với một số ngân hàng:
Bảng 12: So sánh sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp
Sản phẩm hỗ trợ Tín chấp hỗ trợ tiêu dùng Tín chấp hỗ trơ tiêu dù ng Tính chấp hỗ trợ tiêu dùng Mức cho vay Gấp từ 8 – 12 lần thu
nhập từ lương. Tối đa: 500 triệu đồng
Gấp 9 lần thu nhập từ lương. Tối đa: 500 triệu đồng
Tối đa: 250 triệu đồng
Thời hạn vay 12 - 60 tháng 12 – 48 tháng 12 – 48 tháng Quy định mức
lương
6 triệu đồng đối với khách hàng tại khu vực: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4 triệu đồng đối với các tỉnh thành khác. Lương: chuyển khoản hoặc tiền mặt
Tối thiểu 10 triệu đồng Tối thiểu 8 triệu đồng. Lương: chuyển khoản
Lãi suất vay (VNĐ, năm)
13,8 – 14,4 %. Theo dư nợ ban đầu
24%. Theo dư nợ giảm dần
23,5% Theo dư nợ giảm dần
Tổng hợp trên trang web các ngân hàng – Tháng 08/2012
Với cùng sản phẩm là cho vay tín chấp ( không cần TSBĐ) hỗ trợ tiêu dùng nhưng sản phẩm của ACB mang nhiều đặc tính ưa đãi và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng:
Mức cho vay của ABC linh động, phân tầng rõ ràng theo tình hình thu nhập thực tế của từng đối tượng khách hàng để đưa ra mức cho vay hợp lý, vừa để đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng vừa đảm bảo khả năng trả nợ của ngân hàng. Trong khi đó mức cho vay của ANZ và HSBC lại cứng nhắc theo một tiêu chí, do đó khó đáp ứng được nhu cầu thực tế của từng đối tượng khách hàng. Quy định cụ thể của ACB đối với đối tượng khách hàng:
- Mức lương: 6 triệu – dưới 10 triệu => Mức cho vay: gấp 8 lần thu nhập - Mức lương: 10 triệu – dưới 20 triệu => Mức cho vay: gấp 10 lần thu nhập - Mức lương: trên 20 triệu đồng => Mức cho vay: gấp 12 lần thu nhập. Tối đa: 500 triệu đồng.
Thời hạn cho vay của ACB tối đa lên tới 60 tháng giúp khách hàng thoải mái trong việc cân đối và lên kế hoạch trả nợ một cách hợp lý. Với hình thức áp
dụng mức lãi suất thấp, tính theo dư nợ ban đầu giúp khách hàng thuận tiện trong việc cân đối nguồn thu nhập trả nợ trong những tháng đầu sau khi vay.
Việc không ngừng tập trung vốn đầu tư nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm hiện tại và đưa ra các sản phẩm mới phục vụ, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng giúp hệ thống sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng đa dạng, phong phú:
Bảng 13: Thống kê số lượng sản phẩm, dịch vụ qua các năm Năm Tiền gửi Tiền vay Thanh toán Thẻ và dịch vụ thẻ Dịch vụ khác
2007 9 16 7 7 10
2008 12 23 7 10 13
2009 13 23 8 12 17
2010 13 18 11 16 20
2011 16 20 16 20 25
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh doanh các năm 2007 – 2011)
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
3.3.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Captital Adequacy Ratio): 3.3.2.2. Khả năng sinh lời:
a. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản - ROA
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản chi nhánh Hà Nội năm 2011 đạt 1,7%. Con số này khá ổn định trong hai năm 2010 và 2011 tuy nhiên thấp hơn so với các năm 2007,2008 và 2009. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB – chi nhánh Hà Nội ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN/PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN/PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước. Con số này cao 0,38% so với con số toàn hệ thống ACB là: 1,32%.
b. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE
hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) luôn ở mức trên 30% (ngoại trừ năm 2010 tỉ lệ này là 28,9%). Cá biệt như năm 2007 tỉ lệ này lên tới 53,8% hay năm 2006 là 46,8%. Từ năm 2006 đến 2011, tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của Chi nhánh cũng ngày một tăng. Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB – chi nhánh Hà Nội đạt 36%. Con số này cao hơn: 8,51% so với con số của toàn hệ thống ACB: 27,49%.
c. Tỷ lệ lãi biên NIM:
Tỷ lệ lãi biên toàn hệ thống ACB: 3,09%. Tỷ lệ lãi biên tại chi nhánh Hà Nội năm 2011 là 3,43% cao hơn 0,34% so với toàn hệ thống. Tỷ lệ lãi biên của chi nhánh Hà Nội đứng thứ 5 toàn hệ thống xếp sau: chi nhánh Chợ Lớn ( 4,1%), Chi nhánh
3.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu:
Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
Nguồn: vietcombank.vn
Tỷ lệ nợ xấu thấp là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng. Nó cũng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Kết quả phản ánh tỷ lệ nợ xấu cũng có ảnh hưởng quan trọng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu của một ngân hàng, làm tăng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó với các ngân hàng đối thủ trong toàn hệ thống. Nhờ định hướng chính sách hoạt động
đúng đắn, cùng hệ thống làm việc chặt chẽ quy củ nên ACB – chi nhánh Hà Nội luôn nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng cùng so sánh trên địa bàn Hà Nội. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh duy trì ổn định ở mức dưới 1%. Đặc biệt năm 2010 ACB – chi nhánh Hà Nội là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng trên cùng địa bàn với tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ: 0,4%. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới đây, trong sáu tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng gấp đôi so với sáu tháng đầu năm 2011 lên 1,6% đã làm cho chi phí dự phòng tăng 42%. Nguyên nhân là do trên địa bàn khu vực Hà Nội từ cuối năm 2011 đến nay xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nghiêm trọng tại: Phú Xuyên, Phúc Thọ…việc này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và ACB – chi nhánh Hà Nội nói riêng.
3.3.2.4 Mức độ cải thiện hiệu quả kinh tế - xã hội.
Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội so với VĐT nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011
VĐT nâng cao năng lực
cạnh tranh Tỷ đồng 40,220 48,315 73,150 66,896 54,960
Doanh thu Tỷ đồng 585,954 640,435 710,051 805,673 876,58
Doanh thu tăng thêm Tỷ đồng - 54,481 69,616 95,622 70,907
Lợi nhuận Tỷ đồng 107 219,33 205,4 468,1 588,27
Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng - 112,33 -13,93 262,7 120,17
Thu nhập thuần Tỷ đồng 13,874 14,571 18,804 22,349 25,077
Thu nhập thuần tăng thêm Tỷ đồng - 0,697 4,233 3,545 2,728 Doanh thu tăng thêm/
VĐT nâng cao NLCT - 1,13 0,95 1,43 1,29
Lợi nhuận tăng thêm/ VĐT
nâng cao NLCT - 2,32 -0,19 2,08 2,19
Thu nhập thuần tăng
thêm/VĐT nâng cao NLCT - 0,014 0,058 0,53 0,05
(Tổng hợp báo cáo nội bộ các năm 2007 – 2011) a. Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:
Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm trên tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh tăng giảm không ổn định qua các năm và giao động ở mức trên dưới 1. Với
mỗi đồng vốn đầu tư nâng cao NLCT bỏ ra làm doanh thu tăng lên trung bình 1,2. Trong năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm và chỉ đạt tỉ lệ là 0,95. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa thực sự sử dụng vốn đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả và ổn định. Năm 2009 là năm chi nhánh tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hai nội dung đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực. Qua kết quả trên cho thấy vốn đầu tư vào hai nội dung trên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
b. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm tính trên một đồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:
Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2007 – 2011 đạt ở mức khá cao . Tuy nhiên riêng năm 2009 con số này đạt – 0,19. Sự ra đời ồ ạt của các CN/PGD ra đời năm 2009 cùng với việc phân bố vị trí các CN/PGD một cách chưa hợp lý kiến vốn đầu tư cho nội dung này chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó việc mạnh tay chi cho việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến chế độ đãi ngộ nhân viên khiến tình trạng chảy máu chất xám tại chi nhánh diễn ra khá nghiêm trọng. Đây chính là hai nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận chi nhánh sụt giảm. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT đạt âm.
Năm 2010 với sự linh động thay đổi chiến lược sang tập trung đầu tư mạnh mẽ cho công tác nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và Marketing đã đem lại những hiệu quả khả quan. Với tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm trên tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh đạt con số cao nhất: 2,52. Với mỗi đơn vị vốn đầu tư bỏ ra trong năm 2010 chi nhánh thu về hơn 2,5 đơn vị lợi nhuận.
c. Mức thu nhập thuần tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư:
Sự chênh lệch trong tổng mức thu nhập của cán bộ nhân viên chi nhánh giữa các năm không nhiểu trong giai đoạnh năm 2009 – 2011,vậy mà chỉ tiêu mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh không lớn, giao động quanh mức 0,5. Như vậy các đồng vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa thực sự có tác động lớn tới mức thu nhập của cán bộ nhân viên và làm
tăng mức sống của họ. Có thể nói đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh chưa phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc tăng thu nhập đem lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
d. Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao NLCT:
Hoạt động đầu tư không thể được đánh giá là thực sự hiệu quả nếu như nó chỉ làm tăng mức lương cho nhân viên mà lại không tạo thêm được những công ăn