Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 113 - 115)

a. Khả năng trang bị công nghệ mới:

3.4.2.2. Nguyên nhân khách quan:

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội chưa thực sự tương xứng. Một phần cũng do tác động của hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

- Nền kinh tế trong nước trong ba năm 2007 – 2009 mà đỉnh điểm là từ giữa năm 2008 đến 2009 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bởi vậy, nền kinh tế có những diễn biến hết sức phức tạp: 9 tháng đầu năm 2008 lạm phát và siêu lạm phát, sang tháng 10 lại giảm phát; nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản đặc biệt là những doanh nghiệp liên doanh. Cùng với đó là sự suy giảm của dòng vốn FDI vào nước ta, thị trường ngoại tệ biến động mạnh...

- Do tình trạng lạm phát diễn ra phức tạp nên chính sách lãi suất của Nhà nước liên tục thay đổi. Từ đó dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất khi lạm phát đang ở mức tỷ lệ cao, sau đó lãi suất ngân hàng lại đồng loạt giảm. Sự biến động này làm giảm lòng tin của khách hàng, khiến cho hoạt động của chi nhánh gặp không ít khó khăn.

- Bối cảnh hội nhập và thông thoáng nền kinh tế đã mở cửa cho ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng. Một loạt các ngân hàng ngoài quốc doanh liên tiếp được thành lập và phát triển. Bởi vậy mạng lưới chi nhánh các ngân hàng ngày càng đông đảo, cạnh tranh nhau mạnh mẽ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn và hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Với số lượng các ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài vì họ có công nghệ tiên tiến, trình độ cũng như kinh nghiệm quản lý, nhất là các sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng nước ngoài cung cấp đa dạng hơn rất nhiều, đáp ứng nhu cầu của người dân và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng.

- Môi trường pháp lý

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động...để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.

Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập , chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Chưa có tính đồng bộ và hệ thống của xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngân hàng. Mặc dù việc triển khai loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng thuộc về chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng nhưng sự thành công của chiến lược đó lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Trong điều kiện tính hệ thống đồng bộ chưa đảm bảo, việc vội vã triển khai

những dịch vụ cần sự phối hợp của cả hệ thống ngân hàng chắn chắn sẽ không mang lại thị trường ổn định cho ngân hàng trong dài hạn.

- Công nghệ ngân hàng.

Nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Tuy đã bắt đầu đưa những công nghệ mới vào hoạt động, đã áp dụng những trang thiết bị hiện đại nhưng khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền tảng công nghệ tuy đã phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp kém. Tiến hành đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động.

Chương IV

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (2) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w