1. Các giải pháp
1.3. Một phương pháp tập hợp chi phí chất lượng
Làm ra một sản phẩm có chất lượng thỏa mãn người tiêu dùng là điều mà các công ty luôn luôn cố gắng. Bên cạnh đó, chi phí để đạt được chất lượng đó phải được quản lý cẩn thận để hiệu quả lâu dài của những chi phí cho chất lượng đối với kinh doanh là đáng hài lòng. Những chi phí đó chính là thước đo chính xác sự cố
gắng về chất lượng của công ty.
Nhiều người cho rằng để làm chất lượng hay chi phí chất lượng phải có thật
nhiều tiền vì muốn nâng cao chất lượng phải đổi mới công nghệ, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc hiện đại… Nhưng họ không biết rằng: trên thực tế có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng còn nhiều hơn cả máy móc công nghệ. Đó chính
là cung cách quản lý, cách thức tổ chức sản xuất, quá trình điều tra thị hiếu người
tiêu dùng, công tác kiểm soát thiết kế. Ngoài ra việc làm đúng ngay từ đầu sẽ giúp
tiết kiệm trong các khâu kiểm tra, khắc phục sai sót, sửa chữa, thay thế các sản
phẩm bị trả lại…Đó mới là cách tiết kiệm tốt nhất.
Như vậy làm chất lượng không tốn kém như người ta nghĩ, mà trái lại nó sẽ
giúp công ty tiết kiệm nhiều hơn.
Do đó quản lý chất lượng theo chi phí là một phương pháp đánh giá hiệu
hiện các khu vực có trục trặc và các biện pháp khắc phục kịp thời. Xác định được
các chi phí chất lượng ta mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc cải
tiến chất lượng. Và đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy các cố gắng về
chất lượng của công ty. Cũng là thước đo căn bản trình độ quản lý và tính hiệu quả
của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Chi phí chất lượng cũng như tất
cả các chi phí khác trong doanh nghiệp, nó cần được kiểm soát theo dõi và điều
chỉnh. Chất lượng công việc quyết định chi phí và chi phí, lợi nhuận là thước đo
của chất lượng.
Việc giảm chi phí chất lượng không thể do cơ quan quản lý ra lệnh mà phải xuất phát từ sự hiểu biết và sự nhận thức của mọi thành viên trong công ty.
Ở nước ta hiện nay nói chung và ở Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha
Trang nói riêng thì các loại chi phí này chưa được tính đúng, tính đủ thành một bộ
phận riêng trong toàn bộ những chi phí của công ty. Điều này làm cho Công ty không thấy rõ ràng những tổn thất kinh tế do những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng gây ra. Chính vì thế mà vấn đề chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Để có thể thu hút sự quan tâm và cam kết chất lượng, cần thiết phải có các phương
thức hạch toán riêng cho loại chi phí này. Việc xác định đúng và đủ các chi phí này sẽ tạo nên sự chú ý đến chất lượng của mọi thành viên trong công ty, đặc biệt là sự
quan tâm của ban lãnh đạo công ty về trách nhiệm của mình trong chương trình cải
tiến chất lượng, hạ thấp chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Vì hiện nay Công ty chưa có một phương pháp để tập hợp chi phí chất lượng nào nên tác giả xin giới thiệu một phương pháp để tập hợp chi phí chất lượng. Ý tưởng nền tảng của phương pháp này là chi phí chất lượng không chỉ
xuất hiện ở một phòng ban hay bộ phận riêng rẽ nào trong công ty mà nó xuất hiện
và gây nhiều thiệt hại cho công ty ở hầu hết các bộ phận, phòng ban. Do đó chúng
ta sẽ tiến hành tính toán và quản lý chi phí chất lượng của Công ty theo phòng ban, bao gồm các phòng ban sau: bộ phận nghiên cứu đầu tư phát triển, bộ phận kho, bộ
phận nhân sự, bộ phận marketing, bộ phận KCS và hóa nghiệm, bộ phận sản xuất,
bộ phận thu mua. Dưới đây, tác giả xin liệt kê một số khoản chi phí chất lượng ở
từng phòng ban.
1. Bộ phận nghiên cứu – đầu tư phát triển