Đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi bán ra thị trường

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 91 - 93)

b. Diễn giải quy trình

2.4. Đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi bán ra thị trường

Công ty đã không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm trong quá trình

sản xuất và quá trình lưu kho mà Công ty còn quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đã đưa ra thị trường thông qua các hành động sau:

- Bộ phận KCS lưu mẫu của tất cả các lô hàng đã được bán ra ngoài thị

trường cũng như các lô hàng còn đang ở trong kho. Để theo dõi tình hình biến

động về chất lượng của thành phẩm (màu sắc, mùi vị, độ trong của nước mắm…). Nếu sản phẩm bị bốc mùi hôi hoặc thay đổi màu sắc trước khi hết hạn sử dụng thì

phải báo ngay cho ban lãnh đạo công ty để có hướng giải quyết.

- Công ty đã xây dựng các quy trình đóng thùng bảo quản, vận chuyển phân

phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Xem quy trình đóng thùng bảo quản, vận chuyển phân phối.

Đóng thùng bảo quản, vận chuyển phân phối

 Quy trình

- Nước mắm sau khi dán nhãn, co màng được công nhân đưa vào thùng

carton. Chai, bình sản phẩm được xếp vào thùng carton đúng số lượng và cách thức xếp hàng được quy định cụ thể đối với từng loại sản phẩm theo

quy định cách đóng thùng sản phẩm. Kiểm tra đủ số lượng chai, bình khi

đóng thùng.

- Sau khi đóng thùng, sản phẩm được chuyển vào kho thành phẩm bảo quản.

Khi có nhu cầu xuất hàng để bán cho khách hàng, sản phẩm được vận

chuyển trong các xe đến các địa điểm phân phối. Xe vận chuyển phải đảm

bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn

 Các thủ tục cần tuân theo

- Kiểm tra tính chính xác của các thông số trên thùng carton trước khi đóng

thùng. Lấy mẫu kiểm tra tối thiểu 10 thùng/1 lô hàng bị đóng.

- Kiểm tra đúng số lượng và từng loại sản phẩm tương ứng khi đóng thùng. Lấy tối thiểu 10 % số thùng sau khi đóng thùng.

- Thành phẩm được nhập vào kho bảo quản ở điều kiện sạch sẽ, khô mát,

thoáng khí, hạn chế ánh sáng trực tiếp vào chai sản phẩm, đạt yêu cầu vệ

sinh thực phẩm, luôn tuân thủ theo quy tắc “Nhập trước xuất trước, nhập

sau xuất sau”.

- Thành phẩm được chất phân lô đúng tiêu chuẩn: Lô cách lô, lô cách tường đúng theo quy định quản lý kho.

- Thành phẩm xuất kho được vận chuyển bằng xe, tàu sạch không bị nhiễm

bẩn đến nơi tiêu thụ.

Kết lun:

Công ty đã có nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng và đã hành động

vì mục tiêu chất lượng. Tuy nhiên đối với Công ty thì chất lượng đơn thuần chỉ là sự đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra. Nhận thức như vậy không sai nhưng chưa đầy đủ.

Đó chỉ là một thành phần chính của chất lượng, ngoài ra còn có các thành phần chính khác như:

- Giá cả của sản phẩm: đó phải là giá mà thị trường chấp nhận được.

- Chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và phù hợp, luôn có thông tin trao đổi qua lại.

- Tính có sẵn và thời hạn của sản phẩm: đòi hỏi sản phẩm phải luôn có sẵn

và khả năng vận chuyển cũng như điều kiện bảo quản của sản phẩm phải

dễ dàng, thuận tiện.

Nói như vậy không có nghĩa là Công ty không quan tâm tới các khía cạnh

khác của chất lượng. Ngược lại những khía cạnh này được cụ thể hóa thành các công việc giao về cho các phòng ban khác. Tuy nhiên vấn đề là Công ty không nhận thức được rằng những công việc này cũng góp phần làm tăng chất lượng sản

phẩm.

Khảo sát tại Công ty với câu hỏi “Chất lượng sản phẩm bao gồm các thành phần nào?” đã thu được kết quả như sau:

- 12,8% số đáp viên cho rằng chất lượng sản phẩm bao gồm “chất lượng tự thân sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra và giá cả mà thị trường có thể chấp nhận”.

- 19,4% số đáp viên lựa chọn chất lượng sản phẩm bao gồm “chất lượng tự thân sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra và phải luôn có sẵn (khi khách hàng cần thì có thể mua được)”.

- 35,5% số đáp viên cho rằng chất lượng sản phẩm bao gồm “chất lượng tự thân sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra, dễ sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường”.

- Cuối cùng, 32,3% số đáp viên nghĩ rằng chất lượng sản phẩm bao gồm “chất lượng tự thân sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra, giá cả có thể chấp nhận được, luôn sẵn có và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt”.

Kết quả trên cho thấy, chỉ có 32,3% tổng số đáp viên lựa chọn đúng phương

án về các thành phần của chất lượng. Số còn lại (12,8% + 19,4% + 35,5% = 67,7%) thì chọn các phương án chưa đúng (tức là các phương án chưa liệt kê đầy đủ các thành phần của chất lượng). Như vậy, phần đông cán bộ công nhân viên

công ty chưa nhận thức đầy đủ về chất lượng sản phẩm.

3. Nhận thức về chi phí chất lượng của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)