2. Quản lý chất lượng
2.4.2. Kiểm soát chất lượng toàn diện
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản
xuất ra sản phẩm khuyết tật. Nói chung kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu
tố sau: kiểm soát con người, phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị, môi trường.
Nhưng để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thoả mãn
người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ. Nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, thiết kế và mua hàng mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó như đóng gói, lưu kho, vận
chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Từ đó khái niệm kiểm soát
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá
các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một
tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một
cách kinh tế nhất, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng. Kiểm soát chất lượng
toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản
xuất, dịch vụ và đồng thời thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ
thuật, từ đó loại bỏ các phế phẩm. Kiểm soát là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn, nó bao gồm toàn bộ các hoạt động marketing, thiết kế sản phẩm, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.