Phân loại chi phí chất lượng

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 39 - 41)

3. Chi phích ất lượng

3.1.2.2. Phân loại chi phí chất lượng

Phân loại theo nội dung

Nếu căn cứ vào nội dung của chi phí chất lượng thì chi phí chất lượng được

chia làm hai phần: chi phí cần thiết cho chất lượng (chi phí đầu tư cho chất lượng)

và chi phí thiệt hại về chất lượng.

- Chi phí cần thiết: là tất cả các chi phí phát sinh để đảm bảo rằng các sản

phẩm được sản xuất ra hay các dịch vụ được cung ứng phù hợp với các nhu cầu

chất lượng sản phẩm. VD chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí đào tạo, chi phí

kiểm tra, chi phí bảo trì bảo dưỡng, chi phí xây dựng hệ thống chất lượng, chi phí

nghiên cứu kiểm soát chất lượng hệ thống…

- Chi phí thiệt hại: là các chi phí của các sản phẩm đã được sản xuất ra

hoặc các dịch vụ đã được cung ứng không phù hợp với yêu cầu của khách hàng. VD: chi phí cho phế phẩm, chi phí cho khắc phục sửa chữa lỗi kỹ thuật, chi phí bồi thường, chi phí thu hồi, các chi phí liên quan pháp lý, các chi phí vô hình như uy

tín, sức cạnh tranh của công ty bị giảm sút…

Phân loại theo tính chất chi phí

Dựa vào mục đích của chi phí, chúng ta có thể phân chia chi phí chất lượng

thành 3 nhóm: chi phí phòng ngừa, chi phí đánh giá, chi phí sai hỏng.

- Chi phí phòng ngừa: chi phí phòng ngừa sai hỏng sản phẩm là những chi

phí cho việc thiết kế, vận hành và duy trì một hệ thống đảm bảo và kiểm soát chất lượng, ngăn ngừa sự không phù hợp trong chất lượng có thể xảy ra và giảm thiểu

các sai hỏng của sự không phù hợp đó. Chi phí phòng ngừa có thể là chi phí trực

tiếp hoặc chi phí gián tiếp như chi phí cho giáo dục và đào tạo, chi phí nghiên cứu thí điểm, chi phí kiểm tra, chi phí điều tra khả năng của người cung cấp, chi phí hỗ

trợ kỹ thuật của nhà đầu tư, chi phí phân tích khả năng của quy trình, chi phí xem xét lại sản phẩm mới… Tóm lại đó là tất cả các chi phí được sử dụng để xem xét trước các chương trình chất lượng và để đảm bảo duy trì chi phí đánh giá và chi

phí sai hỏng ở mức thấp nhất có thể.

- Chi phí đánh giá: chi phí đánh giá là tất cả các chi phí phục vụ cho việc

đo và đánh giá chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo sự phù hợp. Chi phí đánh giá bao gồm chi phí kiểm nghiệm, chi phí kiểm tra nguyên vật liệu

mua vào… Các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của kiểm tra, kiểm nghiệm nhằm xác định độ phù hợp cũng thuộc về chi phí đánh giá.

- Chi phí sai hỏng: là tất cả các chi phí của các sản phẩm đã được sản xuất

ra hoặc của các dịch vụ đã được cung ứng không phù hợp với yêu cầu của khách

hàng. Chi phí sai hỏng lại được chia làm 2 loại: chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài.

+ Chi phí sai hỏng bên trong: là những chi phí phát sinh do có sự không

phát sinh do có nguyên liệu và sản phẩm hư hỏng. Hay đó là toàn bộ các chi phí

của các sản phẩm hoặc dịch vụ được phát hiện là bị lỗi trước khi hàng đến tay người mua. Chi phí sai hỏng bên trong bao gồm chi phí hao hụt vật tư; chi phí của

phế phẩm; chi phí của hàng thứ phẩm giảm cấp; chi phí làm lại, lãng phí; chi phí phân tích sai hỏng; chi phí kiểm tra, kiểm nghiệm lại; chi phí đình trệ về sản xuất

do trục trặc về chất lượng; chi phí cơ hội do hàng thấp cấp, giảm cấp…

+ Chi phí sai hỏng bên ngoài: là chi phí liên quan đến các sản phẩm kém

chất lượng được phát hiện sau khi hàng đã được giao cho khách hàng. Chi phí sai hỏng bên ngoài bao gồm chi phí bảo hành; chi phí giải quyết khiếu nại của khách

hàng; chi phí bồi thường; chi phí đổi hàng, tổn thất do mất uy tín, cạnh tranh giảm

sút…Chi phí sai hỏng bên ngoài cũng có thể là chi phí gián tiếp hay chi phí trực

tiếp như chi phí nhân công; hay chi phí đi lại để phục vụ cho việc điều tra khiếu

nại của khách hàng; chi phí kiểm tra điếu kiện bảo hành…

Việc nhận thức và nắm bắt được bản chất cũng như việc thu thập và báo cáo chi phí chất lượng có một ý nghĩa to lớn đối với các nhà quản trị chất lượng. Chi

phí chất lượng, về gốc rễ, vẫn là một bộ phận của chi phí sản phẩm và được thu

thập thông qua sổ sách kế toán. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng chất lượng và phòng kế toán để cộng tác thu thập và báo cáo chi phí chất lượng được hiệu quả, chính xác và thuận tiện.

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)