3. Chi phích ất lượng
3.3.1. Mối quan hệ chi phí chất lượng và chi phí sản xuất kinh doanh
Hầu hết ở các công ty vừa và nhỏ thì không có bất kì một sự ghi chép riêng nào về chi phí chất lượng. Tại sao vậy? Phải chăng vì họ không có chi phí chất lượng hay chi chí chất lượng của họ quá nhỏ nên có thể bỏ qua? Tất cả các điều giả
sử ở trên đều sai. Họ không phải không có chi phí chất lượng hay chi phí chất lượng của họ quá nhỏ mà ngược lại chi phí chất lượng của họ lại còn rất lớn. Chi
phí chất lượng là một loại chi phí rất khó nhận thấy và rất khó bóc tách từ tổng chi phí đối với họ, hơn nữa trên thế giới chưa có một hệ thống sổ sách kế toán nào cho việc ghi chép chi phí chất lượng.
Như vậy chi phí chất lượng được ghi chép như thế nào? Nó được ghi chép
cùng với chi phí sản xuất kinh doanh, nó là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh
Hình 2: Mô hình chi phí ch t l ng hi n i
doanh – nằm gọn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Nên khi giảm chi chí chất lượng thì chắc chắn sẽ làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Để giảm chi phí chất lượng thì điều quan trọng là phải làm giảm chi
phí thiệt hại (các chi phí sai hỏng bên trong và các chi phí sai hỏng bên ngoài). Gánh nặng của những sai hỏng và hoạt động đánh giá chỉ ra rằng: nhiều doanh
nghiệp đã bỏ qua những sản phẩm khuyết tật của họ mà sau đó họ sẽ phải đi tìm và khắc phục. Bởi vì các phương pháp đánh giá chắc chắn sẽ bỏ sót một số sai hỏng –
đó là những sản phẩm không đúng quy cách mà người tiêu dùng sẽ nhận được. Điều này sẽ tạo nên những khách hàng không hài lòng, không trung thành. Do đó
việc đầu tư vào các hoạt động ngăn ngừa sẽ làm nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng hơn cũng như giảm bớt chi phí sai hỏng và chi phí đánh giá.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét sự tóm tắt dưới đây về lợi
nhuận tổn thất của một công ty:
Thu nhập: $ 10 triệu
Tổng chi phí: $ 9,2 triệu
Lợi nhuận: $ 0,8 triệu
Công ty phải gánh chịu một chi phí chất lượng lên tới khoảng 25% tổng
doanh thu ($ 2,5 triệu). Trong số này 80% là chi phí sai hỏng và chi phí đánh giá ($
2 triệu).
Vậy nếu muốn lợi nhuận của công ty tăng gấp đôi ($ 1,6 triệu) thì công ty cần phải làm gì?
Ta xem xét một vài sự lựa chọn sau:
1. Công ty gia tăng doanh số bán để làm gia tăng thu nhập. Muốn thu được lợi
nhuận $1,6 triệu thì công ty cần tăng gấp đôi thu nhập từ bán hàng. Điều
này khó có thể thực hiện được, đặc biệt trong một thị trường cạnh tranh hay
trong một nền kinh tế suy thoái.
2. Công ty cắt giảm chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thêm $0,8 triệu thì công ty cần cắt giảm khoảng gần 10% chi phí trên tất cả các hoạt động, thậm chí có
thể cắt bỏ hoạt động.
3. Công ty chú ý vào chi phí sai hỏng và chi phí đánh giá và cố gắng tiết kiệm
hai loại chi phí này. Để tiết kiệm $ 0,8 triệu thì công ty cần cắt giảm chi phí
sai hỏng và chi phí đánh giá khoảng 40%. Mặc dù không phải là một nhiệm
hay cắt bỏ hoạt động. Hơn nữa để giảm chi phí sai hỏng và chi phí đánh giá
thì doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các chương trình cải tiến chất lượng, và lợi ích của chương trình này không chỉ làm giảm chi phí không phù hợp như đã nói ở trên mà đồng thời còn làm giảm những sai hỏng được nhìn thấy bởi
khách hàng và cải thiện dịch vụ mà khách hàng được nhận. Do vậy, nó sẽ
dẫn tới sự gia tăng trong thu nhập bán hàng và giảm chi phí đánh giá.
Như vậy, việc cắt giảm chi phí sai hỏng và chi phí đánh giá không phải là nhiệm vụ đơn giản, nhưng nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát và khả năng thực hiện
của công ty. Hơn nữa việc cắt giảm chi phí sai hỏng sẽ kéo theo sự sụt giảm của
chi phí phòng ngừa, đồng thời cải thiện dịch vụ khách hàng nhận được làm tăng
khả năng cạnh tranh, củng cố hình ảnh của công ty và tăng doanh thu từ bán hàng.