3. Nhận thức về chi phí chất lượng của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang
3.1.1. Định nghĩa về chi phí chất lượng
Nhằm đánh giá hiểu biết của cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Thủy
Sản 584 Nha Trang về chi phí chất lượng thì trước hết tác giả tìm hiểu sự hiểu biết
của họ về định nghĩa chi phí chất lượng. Cán bộ công nhân viên của Công ty được
phát bảng câu hỏi với câu hỏi như sau “Theo anh/chị chi phí chất lượng là gì”.
Người trả lời chỉ được chọn một phương án trong số 4 phương án mà tác giả đưa
ra. Sau khi thu bảng câu hỏi, tác giả tổng kết được như sau: đối với phương án “Là chi phí để sản xuất một sản phẩm tốt” có 51,6% số người trả lời chọn, phương án
“là ngân sách dùng cho phòng chất lượng” là 25,8%; phương án “là chi phí cho
việc kiểm tra đánh giá sản phẩm” là 22,6% và không có đáp viên nào chọn phương án “là chi phí dùng cho việc sửa chữa các sản phẩm hỏng”.
Như vậy, với kết quả thống kê này ta thấy định nghĩa về chi phí chất lượng
phổ biến nhất trong Công ty là “chi phí cho việc sản xuất một sản phẩm tốt”. Đây
là một sự nhận thức rất đúng về chi phí chất lượng, nhưng mới chỉ hơn một nửa các đáp viên đồng ý. Hơn nữa cụm từ “sản phẩm tốt” được cán bộ công nhân viên trong Công ty hiểu chỉ theo quan điểm kỹ thuật (tức là sản phẩm nước mắm tốt – có chất lượng: là nước mắm có độ đạm cao, nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm…). Như vậy, theo họ sản phẩm của Công ty chỉ cần đạt các
tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra chứ không cần quan tâm khách hàng có thích hay không.
Chứng tỏ sự hiểu biết về khái niệm chi phí chất lượng của cán bộ, công nhân viên trong Công ty chưa cao.
51.80%25.80% 25.80% 22.60% 0% Chi phí sản xuất sản phẩm tốt Ngân sách của phòng chất lượng
Chi phí kiểm tra sản phẩm
Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng
Biểu đồ 1: Định nghĩa về chi phí chất lượng