về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
4.1. Sự cần thiết áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế
Lợi ích của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế (ISO, TQM, HACCP, GMP, SSOP…) là vô cùng to lớn. Deming đã từng
nói “bạn không buộc phải áp dụng ISO 9000 nếu không cảm thấy bị thúc bách bởi
sự sống còn”. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính và thị trường thì ngày càng cạnh tranh khốc liệt nên việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cũng ngày càng trở nên cấp thiết đối với các công ty.
Nhằm đánh giá sự cần thiết phải áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế trong Công ty, tác giả đã sử dụng câu hỏi như sau “Theo
anh/chị Công ty 584 có nên áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế không?” và yêu cầu các đáp viên lựa chọn một phương án trong ba phương án được đưa ra sẵn. Kết quả tổng kết như sau: có 96,8% số đáp viên cho rằng Công ty nên áp dụng; 3,2% số đáp viên chọn phương án “không có ý kiến” và không có đáp viên nào chọn phương án “không cần thiết phải áp dụng”.
Như vậy, hầu như tất cả cán bộ, công nhân viên trong Công ty đều đồng ý
rằng công ty nên áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này chứng tỏ Công ty nên áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đây là thời điểm rất thuận lợi cho Công ty vì đang được sự ủng hộ
của hầu hết tất cả cán bộ, công nhân viên Công ty.
4.2. Mục đích của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế
Ngày nay, hầu hết ở các thị trường khó tính như thị trường Châu Âu, thị trường EU, thị trường Nhật, …đều đòi hỏi các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang
các thị trường này buộc phải có các chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO
9001: 2000, HACCP– đối với một số mặt hàng thực phẩm…Các chứng nhận này giống như một giấy thông hành đối với tất cả các doanh nghiệp khi muốn đưa sản
phẩm của mình tới một thị trường mới. Mục đích của các chứng nhận này là để
nhằm làm tăng thêm giá trị cho khách hàng. Nhưng hiện nay mục đích này đã
không được các doanh nghiệp chú ý.
Để tìm hiểu vấn đề này tại Công ty, tác giả đã đưa ra câu hỏi như sau “Tại
sao Công ty 584 lại nên áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế?”. Các đáp viên có thể chọn nhiều hơn một phương án. Sau khi tổng kết thu được kết quả sau: chỉ có 9,3% số đáp viên cho rằng mục đích là gia tăng sự
thỏa mãn cho khách hàng; 55,8% số đáp viên chọn phương án “chứng minh sản
phẩm của Công ty đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật”; 18,6% số đáp viên chọn phương án “yêu cầu của thị trường”; 4,7% cho rằng mục đích là để đối phó với đối
thủ cạnh tranh; 9,3% số đáp viên không có ý kiến và có 2,3% số đáp viên chọn phương án “ý kiến khác” (ý kiến khác đó là: “gia tăng giá trị cộng thêm cho sản
phẩm”). 9.3 55.8 18.6 4.7 9.3 2.3 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 % Tăng sự thoả mãn khách hàng Chứng minh sp đạt tiêu chuẩn Yêu cầu thị trường
Đối phó với đối thủ
Không có ý kiến Ý kiến khác
Biểu đồ 5: Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế
Như vậy, mục đích của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượngđược
nhìn nhận nhiều biến nhất trong Công ty là “chứng minh sản phẩm của Công ty
thỏa mãn tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật”. Chỉ có 9,7% số đáp viên cho rằng mục đích là để gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và số đáp viên này đều thuộc ban lãnh
=> Chứng tỏ mục đích sâu xa của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế của Công ty vẫn chưa được phổ biến cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Điều này đúng với những gì tác giả đã phỏng vấn họ: họ thấy rằng một số
hoạt động trong quá trình sản xuất như rửa chai, đóng thùng, co màng… phải làm theo những quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và họ được cấp trên (tổ trưởng) nói đó là quy định của HACCP (trên thực tế Công ty chưa được cấp chứng nhận HACCP nhưng Công ty vẫn áp dụng một số quy trình sản xuất theo yêu cầu của HACCP). Do đó họ nghĩ mục đích của việc áp dụng các
hệ thống quản lý chất lượng là để chứng minh sản phẩm của Công ty thỏa mãn tốt
các tiêu chuẩn kỹ thuật.
5. Mức độ trưởng thành về quản lý chất lượng của Công ty
Nếu mức độ trưởng thành về chất lượng của Công ty đang ở mức thấp thì rất khó có thể thực hiện ngay những cải tiến (được đề xuất từ việc tính toán chi phí
chất lượng) và kỳ vọng vào một sự thu hoạch tốt đẹp trong tương lai. Do vậy việc đánh giá mức độ trưởng thành về quản lý chất lượng của Công ty là rất quan trọng.
Để đánh giá được mức độ trưởng thành về quản lý chất lượng tác giả đã sử
dụng mạng lưới của Crossby và sự đánh giá được dựa vào những thông tin từ các
cuộc phỏng vấn, từ kết quả tổng hợp của bảng câu hỏi được phát cho cán bộ công
nhân viên Công ty và từ quan sát của tác giả trong quá trình thực tập tại Công ty.
- Sự hiểu biết và nhận thức của lãnh đạo được tác giả cho là ở vào giai đoạn
thức tỉnh. Ban lãnh đạo Công ty đã nhận ra nhu cầu phải đầu tư nhiều hơn
cho chất lượng nhưng vẫn thiếu sự quyết tâm để đầu tư cho một chương
trình cải tiến chất lượng.
- Tình hình của các hoạt động quản lý chất lượng thì ở vào giai đoạn bất định
vì chưa có một hoạt động chất lượng nào thật sự tồn tại.
- Đối với hạng mục giải quyết các vấn đề thì Công ty chỉ ở giai đoạn bất định.
Tất cả các khiếu nại của khách hàng được giải quyết không theo một quy
trình nào, gặp đâu hay đó và cũng không có biện pháp khắc phục nào được
thực hiện. Các giải pháp chỉ tập trung vào giải quyết các “triệu chứng” chứ
không tìm hiểu nguồn gốc của các triệu chứng. Với cách làm như vậy thì các sự cố vẫn có thể xuất hiện lặp đi lặp lại.
- Chi phí chất lượng thì chưa bao giờ được tính toán. Do vậy hạng mục này, công ty cũng ở giai đoạn bất định.
- Một vài hoạt động cải tiến cũng đã được tiến hành. Mặc dù chưa được cấp
chứng nhận HACCP nhưng Công ty vẫn áp dụng một số quy trình theo yêu cầu của HACCP. Nhưng ngoài một số yêu cầu này ra thì Công ty không còn gì nữa. Do vậy ở hạng mục này, Công ty ở vào giai đoạn thức tỉnh.
Tóm lại, mức độ trưởng thành về quản lý chất lượng của Công ty còn khá thấp. Công ty còn ở đâu đó giữa giai đoạn bất định và giai đoạn thức tỉnh. Điều này
đúng với cảm nhận của chính tác giả về Công ty.