2. Quản lý chất lượng
2.2.5. Quản lý chất lượng theo quá trình
Trên thực tế đang diễn ra các cách quản lý khác nhau:
- Quản lý theo mục tiêu tài chính: theo cách này thì doanh nghiệp chỉ chú ý
tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản lý chất lượng thì quá chú trọng đến khâu kiểm tra kết quả cuối cùng, đó là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì
chỉ kiểm tra ở khâu cuối nên sẽ không hạn chế được sản phẩm sai hỏng, do đó phí
tổn vẫn tăng lên và đồng thời cũng không tìm được nguyên nhân sai hỏng nên không thể tìm cách khắc phục.
- Quản lý theo chức năng: mỗi bộ phận có những phòng ban với chức năng
quản lý riêng. Như vậy khi quản lý riêng lẻ thì sẽ không có sự hợp tác trao đổi giữa
các bộ phận hoặc nếu có thì chúng không đồng bộ. Đôi khi mục tiêu của họ có thể
mâu thuẫn với nhau và với cả mục tiêu chung của tổ chức. Tức là đầu ra tốt của bộ
phận này chưa chắc đã là đầu vào tốt của bộ phận kế tiếp. Như vậy quản lý theo
chức năng đã tách rời các hoạt động trong một quy trình thống nhất.
- Quản lý theo quá trình: tức là quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan đến
việc hình thành chất lượng, đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết
kế sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng. Như vậy quản lý xuyên suốt cả quá trình làm
cho đầu ra của bộ phận này là đầu vào phù hợp của bộ phận kế tiếp và các phòng ban trong doanh nghiệp hoạt động như một thể thống nhất. Để phòng ngừa là
chính, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm đáng kể
chi phí kiểm tra và sai sót trong khâu kiểm tra và phát huy nội lực, thì cần thực
hiện quản lý theo quá trình.