2. Quản lý chất lượng
2.4.4. Quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lượng toàn diện TQM dựa trên cơ sở ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật, trục trặc về mặt chất lượng ngay từ đầu. sử dụng các kĩ thuật
thống kê, các kỹ năng của quản lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng tới
sự xuất hiện các khuyết tật ngay trong hệ thống sản suất từ khâu nghiên cứu thiết
kế, cung ứng và các dịch vụ khác liên quan đến quá trình hình thành nên chất lượng. Như vậy áp dụng TQM không những nâng cao được chất lượng mà còn cải
thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc luôn làm đúng việc ngay từ đầu.
Theo ISO 9000, quản lý chất lượng đồng bộ là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Trong tất cả các phương pháp quản lý chất lượng đã đề cập ở trên thì đều do
nhân viên quản lý đảm nhiệm. Nhưng riêng với TQM thì việc kiểm tra chất lượng
chủ yếu do nhân viên thực hiện. Nếu sản phẩm có khuyết tật ngay trong quá trình sản xuất thì dù có kiểm tra nghiêm ngặt tới đâu đi nữa cũng không thể loại trừ được hết mà kết quả là người tiêu dùng sẽ không hìa lòng. Cho nên thay vì các hoạt động kiểm tra, người ta sẽ tiến hành kiểm soát các nhân tố có thể gây nên khuyết tật trong suốt quá trình sản xuất. Công việc này giúp tiết kiệm tiền bạc hơn
là việc kiểm tra và sửa chữa khuyết tật. Hình thức kiểm tra đã dần thay thế bằng
hình thức kiểm soát và tự kiểm soát bởi chính những nhân viên trong hệ thống.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Các tổ chức công nghiệp, thương mại hoặc chính phủ đều mong muốn cung
cấp những sản phẩm (phần cứng, phần mềm, vật liệu chế biến, dịch vụ) thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nên để đảm bảo cạnh tranh
và duy trì tốt các hoạt động kinh tế, các tổ chức không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà cần phải khai thác các hệ thống quản lý hữu hiệu.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, nó tập hợp các
kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất tại nhiều quốc gia đồng thời được chấp
nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000
được trong công nghiệp cũng như trong các hoạt động khác. Và các tiêu chuẩn
trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có chứ không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu chuẩn này không đồng nhất hoá các hệ thống chất lượng vì nhu cầu của mỗi tổ chức là rất
khác nhau nên việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải
chịu sự chi phối của các mục đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn
cụ thể của tổ chức đó.
Phạm trù chất lượng ngày nay không chỉ dừng lại ở sản phẩm tốt hơn mà
nằm trong trung tâm của lý thuyết quản lý và tổ chức. Muốn nâng cao chất lượng trước hết cần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành trong doanh nghiệp, trách
nhiệm về chất lượng trước hết phụ thuộc vào trình độ các nhà quản lý. Việc tuyên truyền, huấn luyện về chất lượng cần triển khai đến mọi thành viên trong tổ chức. Đồng thời việc lựa chọn các phương pháp quản lý chất lượng cần thiết phải nghiên cứu cho điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
ISO 9000 là một bộ phận hợp thành của TQM. ISO 9000 và TQM là hai hệ
thống quản lý chất lượng về thực chất cùng áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện. Một doanh nghiệp có thể áp dụng hoặc ISO 9000 hoặc TQM hoặc
cả hai hệ thống tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Một công ty nếu
không có áp lực phải áp dụng ISO 9000 thì họ có thể không cần áp dụng. Nhưng
TQM thì khác, đó là phương pháp quản trị hàng ngày để không ngừng cải tiến chất lượng mà bất cứ công ty nào cũng cần và có thể áp dụng. TQM là sự kết hợp tính
chuyên nghiệp cao, và khả năng quản lý, tổ chức một cách khoa học.
Hệ thống quản lý chất lượng HACCP
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point
System, và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn",
hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu
trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an
toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ
thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công
cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế
biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.