Các thành phần của chi phí chất lượng

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 95 - 96)

3. Nhận thức về chi phí chất lượng của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang

3.1.2. Các thành phần của chi phí chất lượng

Feigenbaum (1951) đã giới thiệu mô hình PAF của các thành phần chi phí

chất lượng. Ông chia chi phí chất lượng thành 4 phần: chi phí phòng ngừa, chi phí đánh giá, chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài. Oakland (1993)

đã mô tả rõ hơn nội dung của từng chi phí như sau:

Chi phí phòng ngừa (P) là những chi phí cần thiết để ngăn ngừa những lỗi

sai, ngăn ngừa những trục trắc có thể xảy ra trong quá trình sản xuất sản

phẩm

Chi phí đánh giá (A) là chi phí cần thiết để phục vụ cho việc đo và đánh giá

chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm, các quy trình sản xuất và các dịch

vụ cung cấp cho khách hàng… để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu đã

đặt ra.

Chi phí sai hỏng bên trong (IF) là chi phí khi kết quả của công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và được phát hiện trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Chi phí sai hỏng bên ngoài (EF) là chi phí xuất hiện khi sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nhưng được phát hiện sau khi đã đến tay người tiêu dùng.

Nhằm tìm hiểu sự hiểu biết của cán bộ, công nhân viên trong Công ty Cổ

phần Thủy Sản 584 Nha Trang về những thuật ngữ trên của chi phí chất lượng, các đáp viên được yêu cầu chọn một định nghĩa mà theo họ là phù hợp nhất về từng

thành phần của chi phí chất lượng từ bốn phương án được cho sẵn. Vì biết rằng các

thuật ngữ về chi phí chất lượng còn tương đối mới mẻ đối với hầu hết các công ty tại Việt Nam chứ không riêng gì Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang, nên sau mỗi định nghĩa tác giả đưa thêm các ví dụ cụ thể về các hoạt động có thể diễn

ra tại Công ty.

Trong 31 đáp viên thì có 48,4% số người chọn đúng định nghĩa cho chi phí phòng ngừa; 29% chọn đúng định nghĩa cho chi phí đánh giá; 32,3% chọn đúng định nghĩa cho chi phí sai hỏng bên trong và 22,6% chọn đúng định nghĩa cho chi

phí sai hỏng bên ngoài. Như vậy, nhìn chung có ít hơn 50% số người chọn được định nghĩa đúng về các thành phần của chi phí chất lượng.

Như vậy rõ ràng sự hiểu biết về các thành phần của chi phí chất lượng của cán bộ, công nhân viên trong Công ty chưa đầy đủ và chưa cao.

Tóm lại:

Rất nhiều người trong công ty không hiểu một cách đầy đủ và chính xác chất lượng là gì và chi phí chất lượng (hay chi phí làm chất lượng) là gì. Do đó họ

cho rằng sản phẩm có chất lượng là sản phẩm đạt mọi tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra

và các tiêu chuẩn này càng cao càng tốt. Vì vậy để làm chất lượng phải có thật

nhiều tiền. Họ hiểu, muốn nâng cao chất lượng phải đổi mới công nghệ, mua sắm

thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại… Như vậy sẽ rất tốn kém và khó có thể thực

hiện được. 48.4 29 32.3 22.6 0 10 20 30 40 50 60 Chi phí phòng ngừa Chi phí đánh giá Chi phí sai hỏng bên trong Chi phí sai hỏng bên ngoài

%

Biểu đồ 2: Định nghĩa các thành phần chi phí chất lượng

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức về chất lượng và chi phí chất lượng, đề xuất phương pháp thu thập chi phí chất lượng tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)