Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuỷ sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 75)

Điều ước quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển, hoàn thiện pháp luật quốc gia. “Trong bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam,

điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện của Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế” [32, tr. 37]. Chính vì vậy, việc nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc

tế vào pháp luật quốc gia là hết sức cần thiết, đảm bảo sự tương đồng trong chính sách pháp luật của một quốc gia với pháp luật quốc tế. Để thực hiện công việc này cần thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để xác định những quy định nào đã phù hợp, những quy định nào còn chưa phù hợp, chưa tương đồng. Đối với những vấn đề còn chưa phù hợp, chưa tương đồng hoặc pháp luật Việt Nam có quy định khác, cần chỉ rõ cách thức để khắc phục, đó là cần phải sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nào, thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Mặc dù Luật Thuỷ sản Việt Nam đã cơ bản phù hợp với quy định của Hiệp định. Tuy nhiên, từ khi ban hành và thực thi Luật Thuỷ sản cho đến nay cũng đã được 5 năm, do vậy, đây là lúc cần thiết nghiên cứu, rà soát các nội dung của Luật Thuỷ sản để xác định những nội dung phù hợp, chưa phù hợp, để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung sao cho Luật Thuỷ sản vừa phù hợp với thực tiễn quản lý ngành, vừa phù hợp với các điều ước quốc tế. Trên cơ sở đó, soát xét để tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp, cũng như bổ sung những quy định còn thiếu so với yêu cầu của Hiệp định năm 1995, như: các quy định về đánh dấu tàu cá, quy định về ghi nhật ký khai thác thuỷ sản, về báo cáo khai thác thuỷ sản...

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 75)