Xem xét Hiệp định năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 38)

Công cụ “luật pháp mềm” cũng được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực thi Công ước năm 1982. Thuật ngữ “luật pháp mềm” được sử dụng đơn giản chỉ để đề cập đến công cụ pháp lý, chứ không có ý định đề cập đến các nghĩa vụ pháp lý (như các Hiệp ước hoặc các quyết định pháp lý). Công cụ “Luật pháp mềm”

thường được viết theo phong cách pháp lý và không có ý định tạo ra bất kỳ nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nào. Hoạt động khai thác thuỷ sản, đặc biệt là trong chế độ biển cả, là hoạt động được chú ý nhiều trong thập kỷ qua và được coi là một trong những vấn đề khó khăn hơn cả đối với cộng đồng quốc tế kể từ khi hoàn thiện Công ước năm 1982. Giải pháp của vấn đề này là những lời lẽ mang tính khích lệ có thể thấy trong bản Tuyên bố Rio de janeiro.

Các vấn đề chưa được đề cập rõ trong Công ước năm 1982 về việc quan tâm đầy đủ đến công tác quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa đã bộc lộ rõ

sau một thời gian kể từ khi phê chuẩn Công ước này. Hiệp định năm 1995 là một nỗ lực lớn của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hiệp định năm 1995 đã kết hợp chặt chẽ khái niệm về cách tiếp cận thận trọng, tăng cường vai trò của các Tổ chức nghề cá khu vực trong bối cảnh quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa, khuyến khích việc xem xét nghề cá trong bối cảnh sinh thái rộng lớn hơn. Các điều khoản của Hiệp định năm 1995 đã nâng một bước luật pháp quốc tế về quản lý nghề cá so với các điều khoản của Công ước năm 1982.

Hiệp định năm 1995 được xây dựng trong khuôn khổ hội nghị của Liên hợp quốc về Công ước năm 1982 với mục đích thúc đẩy hiệu lực của các điều khoản trong Công ước 1982. Vì vậy, Hiệp định này là một bộ phận trong hệ thống của Công ước năm 1982.

Về mặt tổng thể, Hiệp định được xem là căn cứ theo các điều khoản tương ứng của Công ước năm 1982, tuy nhiên trong Hiệp định cũng có những điều khoản đặc thù, đó là:

- Quy định cụ thể về vấn đề khai thác thuỷ sản ở biển cả;

- Quy định thẩm quyền của quốc gia có cảng trong việc bắt giữ tàu thuyền vi phạm việc khai thác thuỷ sản;

- Quy định cụ thể cơ chế hợp tác quốc tế về đàn cá lưỡng cư và di cư xa; - Quy định cơ chế hợp tác về quản lý thuỷ sản trong khu vực hoặc tiểu khu vực.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 38)