Nghiên cứu để Việt Nam sớm tham gia Tổ chức quản lý nghề cá khu vực

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 76)

khu vực

Để xem xét, gia nhập Hiệp định năm 1995, điều kiện cần là Việt Nam phải là thành viên của một Tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Hiện nay, Việt Nam đang xem xét tham gia Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Tuy nhiên, việc xem xét, gia nhập Uỷ ban này cũng phải có lộ trình, sự chuẩn bị kỹ lưỡng tương tự như việc xem xét, gia nhập Hiệp định. Do vậy, cần ưu tiên, khẩn trương nghiên cứu để xem xét, gia nhập Tổ chức này. Việt

Nam sẽ gia nhập Uỷ ban này khi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt pháp lý, đặc biệt là về khả năng đảm bảo thực thi có hiệu lực, hiệu quả các quy định trong Quy chế của Tổ chức này, có tính đến những lợi ích, khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội.

Do việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) còn nhiều khó khăn, nên trước mắt, Việt Nam có thể tham gia Tổ chức này với tư cách là thành viên hợp tác. Việc Việt Nam tham gia vào Uỷ ban này với tư cách là thành viên hợp tác cũng thể hiện quyết tâm và mong muốn của Việt Nam trong việc tham gia vào các nỗ lực chung của khu vực nhằm tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm cá ngừ, cá kiếm, tăng cường bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản nói chung, loài cá lưỡng cư và di cư xa nói riêng. Điều này cũng giúp Việt Nam tránh những rào cản kỹ thuật có khả năng được dựng lên để ngăn cản thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu thuỷ sản quan trọng như Châu âu, Mỹ, Nhật Bản… Mặt khác, việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuỷ sản, trong đó có cá ngừ, cá kiếm rất quan trọng đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng có thể bị coi là sản phẩm từ khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo hoặc không theo quy định (IUU) và sẽ bị từ chối nhập khẩu tại các thị trường. Vấn đề này đã được Hội đồng Châu Âu (EC) thông qua ngày 29/9/2008 tại Quy định số 1005/2008 về thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn việc đánh bắt và kinh doanh các sản phẩm thủy sản được khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo hoặc không theo quy định (IUU). Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là một trở ngại đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Về vấn đề này, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và Châu Âu cho biết các chuyên gia của Hội đồng Châu Âu khuyến cáo Việt Nam cần sớm có thoả thuận hợp tác với Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).

Để được công nhận với tư cách là thành viên hợp tác của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), Việt Nam phải thực hiện gấp những yêu cầu chính sau đây:

- Đưa ra đề nghị chính thức về việc đăng ký với tư cách là thành viên hợp tác của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) tại cuộc họp thường niên của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Tư cách thành viên hợp tác được xem xét lại hàng năm, do đó các nước thành viên hợp tác phải khẳng định lại đề nghị của mình tại các cuộc họp thường niên của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC);

- Đưa ra cam kết về ý định phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp định năm 1995; - Cam kết tuân thủ đầy đủ các biện pháp bảo tồn và quản lý của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) và đảm bảo việc tàu thuyền khai thác hải sản trong vùng nước Hiệp định, cũng như các công dân của mình tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo tồn và quản lý của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC);

- Cung cấp số liệu về đánh bắt hải sản (trọng tâm là cá ngừ) cho Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); thông tin chi tiết về các tàu cá khai thác hải sản trong vùng nước Hiệp định, cũng như các chương trình nghiên cứu đã hoặc sẽ tiến hành trong vùng nước Hiệp định;

- Xử lý những vụ vi phạm các quy định về bảo tồn và quản lý do tàu cá hoặc công dân nước mình gây ra theo quy định của Công ước năm 1982.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 76)