Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 79)

dân

Thời gian qua, hiệu quả thực thi pháp luật ở nước ta còn thấp, một trong những nguyên nhân là do những yếu kém trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Việc đưa pháp luật vào đời sống, làm cho mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là vấn đề hết sức khó khăn, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Một trong những biện pháp để đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả chính là nâng cao hiểu biết pháp luật cho ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đi khai thác ở ngoài vùng biển của Việt Nam. Các văn bản pháp luật cần thiết phổ biến, tuyên truyền là những văn pháp pháp luật về thuỷ sản của Việt Nam liên quan đến khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam, nội dung của Hiệp định năm 1995, đặc biệt là những vấn đề quy định về quyền và nghĩa vụ của các tàu cá khi tham gia khai thác thủy sản ở vùng nước Hiệp định. Để đảm bảo công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thì cần thiết phải thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền. Đa số ngư dân của Việt Nam có trình độ dân trí thấp nên để dễ nghe, dễ hiểu có thể xây dựng các tiểu phẩm hài, lồng ghép các quy định của pháp luật về thuỷ sản, hoặc in những tờ rơi, tờ gấp về những nội dung chủ yếu trong văn bản pháp luật phát cho các ngư dân, hoặc đọc nhiều lần các quy định pháp luật trên loa, đài phát thanh, truyền hình.

Từ việc nắm bắt rõ các quy định của pháp luật về thủy sản trong nước và quốc tế sẽ tạo chuyển biến trong nhận thức, cũng như ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia khai thác thủy sản, giúp giảm thiểu các vụ vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi Hiệp định có hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)