Giải quyết các tranh chấp

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 37)

Phần VIII (từ Điều 27 đến Điều 32) cũng là phần đáng chú ý của Hiệp định năm 1995. Nội dung của Phần này đưa ra việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình giữa các thành viên tham gia Hiệp định thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và mang tính ràng buộc, tương tự như cơ chế quy định tại Công ước năm 1982. Là thành viên của Hiệp định, quốc gia thành viên bắt buộc phải tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp với quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, một thành viên cũng có thể phản đối hành động của thành viên khác của Hiệp định.

Ngoài ra, nội dung của Hiệp định còn thể hiện các nguyên tắc khác, như:

Thứ nhất, tính phù hợp

Quốc gia ven biển và những quốc gia khai thác thuỷ sản ở biển cả có nghĩa vụ hợp tác với mục đích thống nhất được những biện pháp phù hợp đối với hoạt động khai thác đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

Thứ hai, tính minh bạch

Các tổ chức liên Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến đàn cá lưỡng cư và di cư xa có cơ hội tham gia những cuộc họp của những Tổ chức quản lý nghề cá khu vực với tư cách là quan sát viên.

Bên cạnh đó, Hiệp định năm 1995 cũng quy định đối với các quốc gia không là thành viên của Hiệp định.

Tại Điều 33, Phần IX, Hiệp định quy định:

“1. Các quốc gia thành viên của Hiệp định khuyến khích các quốc gia

không phải là thành viên trở thành thành viên và ban hành những đạo luật và quy định phù hợp với những quy định của Hiệp định.

2. Quốc gia thành viên sẽ áp dụng những biện pháp phù hợp với Hiệp định và luật quốc tế để ngăn chặn những hoạt động của tàu cá treo cờ của quốc gia không phải là thành viên ảnh hưởng tới việc thực hiện Hiệp định”.

Về vấn đề bảo lưu và ngoại lệ, tại Điều 42 của Hiệp định quy định: “Không có bảo lưu hay ngoại lệ nào đối với Hiệp định này”.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 37)