Nội dung cơ bản của Hiệp định năm

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 30)

Theo pháp luật quốc tế, những quốc gia ven biển có nghĩa vụ bảo tồn và quản lý đàn cá di cư trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Những quốc gia khai thác ở biển cả các loài thủy sản di cư vào vùng nước của quốc gia ven biển có nghĩa vụ hợp tác để bảo tồn và quản lý những đàn cá này. Đối với nguồn lợi thuỷ sản ở vùng đặc quyền kinh tế của hai hay nhiều quốc gia ven biển hoặc ở cả vùng đặc quyền kinh tế và biển cả, đều cần có sự hợp tác về bảo tồn và quản lý.

Hiệp định năm 1995 được xem là văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất đối với việc bảo tồn và quản lý nghề cá ở biển cả kể từ khi Công ước năm 1982 được thông qua. Hiệp định là thoả thuận đầu tiên ở quy mô toàn cầu về các quy định trong ngành thuỷ sản quốc tế. Hiệp định bao gồm những điều khoản là khung pháp lý cho việc hợp tác, đồng thời quy định nghĩa vụ thực hiện các điều khoản khác của các bên. Mục tiêu của Hiệp định là bảo đảm sự tồn tại lâu dài và sử dụng bền vững đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

Mục đích của Hiệp định (Điều 2) là “nhằm đảm bảo bảo tồn lâu dài và sử

dụng bền vững các đàn cá lưỡng cư và di cư xa thông qua việc thực thi có hiệu quả các điều khoản liên quan đến Công ước năm 1982” và Hiệp định này áp

dụng cho “việc bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa nằm ngoài

vùng thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia” (Điều 3). Tuy nhiên, Hiệp định cũng

nêu trong Điều 3 rằng: “các Điều 6 và Điều 7 cũng áp dụng cho việc quản lý và

bảo tồn các đàn cá nói trên trong vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, chịu sự chỉ đạo của các cơ chế pháp lý khác nhau áp dụng cho vùng thuộc quyền tài phán quốc gia và các vùng nằm ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia mà Công ước năm 1982 đã quy định”.

Theo Hiệp định năm 1995, những biện pháp bảo tồn cần được thiết lập trên cơ sở cách tiếp cận phòng ngừa, đồng thời với những chế độ thích hợp cần được thiết lập cả trong và ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia. Trách nhiệm của các quốc gia ven biển được nêu rõ trong phần V của Công ước năm 1982 và đã được xây dựng cụ thể trong Hiệp định năm 1995. Những nguyên tắc chung được quy định tại Điều 5 và việc áp dụng cách tiếp cận phòng ngừa được quy định tại Điều 6, được áp dụng bất kể đàn cá xuất hiện ở đâu.

Hiệp định gồm 13 phần với 50 điều và 2 phụ lục với những nội dung chính sau đây:

- Nguyên tắc quản lý và bảo tồn các đàn cá lưỡng cư và di cư xa; - Cơ chế hợp tác quốc tế về đàn cá lưỡng cư và di cư xa;

- Nghĩa vụ của quốc gia mà tàu cá mang cờ; - Tuân thủ và cơ chế thực thi;

- Những nhu cầu của các quốc gia đang phát triển; - Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình; - Những nguyên tắc khác.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 30)