Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài; trao đổi, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nghề cá phát triển hoặc tương đồng

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 80)

tập kinh nghiệm của các quốc gia có nghề cá phát triển hoặc tương đồng với Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển với nghề cá quy mô nhỏ, “nghề cá nhân

dân”, chính vì vậy, để phát triển nghề cá theo hướng hiện đại, bên cạnh việc

phát huy nội lực, cần thiết phải tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. Các đối tác sẽ giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với cách thức quản lý nghề cá hiện đại, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý nghề cá để Việt Nam học tập, áp dụng các phương thức quản lý nghề cá mới phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với nghề cá của Việt Nam. Có như vậy, chúng ta mới nhanh chóng hội nhập để phát triển và phát triển để hội nhập.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới để góp phần cải thiện nghề cá Việt Nam, như hợp tác với Chính phủ Vương quốc Nauy thông qua Dự án “Xây dựng Luật Thuỷ sản Việt

Nam và các văn bản dưới luật”; hợp tác với Chính phủ Vương quốc Đan Mạnh

thông qua chương trình hỗ trợ ngành Thuỷ sản Việt Nam… Bên cạnh đó, trong những năm qua Việt Nam cũng đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về thuỷ sản. Thông qua hoạt động này, Việt Nam có cơ hội tiếp cận, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia. Việt Nam cũng thường xuyên cử các đoàn công tác đi tham quan, khảo sát nước ngoài, đặc biệt là ở những nước có nghề cá phát triển hoặc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam để học tập kinh nghiệm quản lý nghề cá ở những nước đoàn đến tham quan. Những chuyến đi này đã giúp các cán bộ về thuỷ sản của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với cách thức quản lý nghề cá hiệu quả với đặc thù nổi bật ở mỗi quốc gia, ví dụ, học tập kinh nghiệm quản lý cảng cá của Nhật Bản, Inđônêxia; kinh nghiệm về quản lý tàu cá của Malaixia; kinh nghiệm quản lý nghề cá của Nauy về giám sát tàu cá bằng vệ tinh, về sự đóng góp có hiệu quả của Nauy trong việc tham gia các Tổ chức nghề cá khu vực, cũng như tham gia Hiệp định năm 1995 (Nauy là một trong những quốc gia khởi xướng việc xây dựng Hiệp định năm 1995)…

Mặc dù cho đến nay Việt Nam chưa là thành viên của bất kỳ Tổ chức nghề cá khu vực nào, nhưng Việt Nam cũng đã tham gia Uỷ ban Nghề cá khu vực Đông Nam á (SEAFDEC). Đây thực chất là một dạng (hình thức) của Tổ chức quản lý nghề cá, nhưng ở phạm vi tiểu khu vực nhằm hợp tác điều tra, nghiên cứu khoa học về nghề cá. Việt Nam cũng đã và đang hợp tác song phương với một số nước trong khu vực, như với Trung Quốc thông qua Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc, với Thái Lan, với Bru-nêy… để hợp tác chung trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đây vừa là hợp tác song phương, nhưng cũng là kinh nghiệm thực tiễn xuất phát từ nguyên tắc của Công ước năm 1982, là tiền đề để Việt Nam xem xét, gia nhập các Hiệp định về nghề cá nói chung, cũng như Hiệp định năm 1995 nói riêng.

Kết luận

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 80)