Quá trình ấn Độ gia nhập Hiệp định năm

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 27)

ấn Độ là thành viên của Uỷ ban Cá ngừ ấn Độ Dương (IOTC), là tổ chức về bảo tồn và quản lý nguồn lợi cá ngừ trong khu vực. Theo đó, ấn Độ cam kết những nguyên tắc bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Do Hiệp định năm 1995 cũng quy định những hành động thực thi của các quốc gia ven bờ tại các vùng biển tiếp giáp với vùng thuộc quyền tài phán quốc gia của họ, nên việc tham gia Hiệp định năm 1995 sẽ cho phép ấn Độ và các thành viên của Uỷ ban Cá ngừ ấn Độ Dương thực hiện các hành động thực thi và ngăn chặn mạnh mẽ đối với các tàu cá của các quốc gia khác vi phạm những biện pháp bảo tồn đã được quy định.

Về trình tự trong nước của ấn Độ để trở thành thành viên của Hiệp định

ấn Độ bắt đầu tiến trình gia nhập Hiệp định năm 1995 ngay từ năm 2001 và chính thức gia nhập vào tháng 8 năm 2003. Điều này cho thấy quá trình từ khi nghiên cứu việc gia nhập đến khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp định của ấn Độ là khá nhanh (chỉ trong vòng 3 năm).

Tiến trình phê chuẩn việc gia nhập Hiệp định năm 1995 ở ấn Độ gồm các bước sau đây:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao (với sự tham vấn của Ban Pháp

luật và Điều ước quốc tế) chuẩn bị một bản Đề cương tổng hợp khái quát những nguyên tắc và mục tiêu của Hiệp định năm 1995, chỉ rõ những mục tiêu, lợi ích của ấn Độ nếu là thành viên của Hiệp định và chuyển cho Bộ Nông nghiệp.

Thứ hai, Bộ Nông nghiệp chủ trì chuẩn bị bản Đề cương chính thức để nội

các Chính phủ xem xét, sau khi lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, như Bộ Quốc phòng, Bộ Phát triển đại dương, Bộ Lâm nghiệp và Môi trường...

Thứ ba, sau khi nội các Chính phủ phê duyệt, Bộ Ngoại giao chuyển tới

Thủ tướng ấn Độ.

Thứ tư, Thủ tướng ấn Độ thông qua Văn kiện gia nhập Hiệp định.

Thứ năm, Văn kiện gia nhập Hiệp định năm 1995 được gửi tới Tổng Thư

ký Liên hợp quốc.

Như vậy, thẩm quyền xem xét, phê chuẩn việc gia nhập Hiệp định này ở ấn Độ là do Thủ tướng, mà không phải là Quốc hội.

ấn Độ đã quyết định thông qua và lựa chọn cách thức cụ thể tại Điều 27 của Hiệp định năm 1995, trong đó bao gồm các nguyên tắc về giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình. ấn Độ là thành viên của Công ước năm 1982 từ ngày 29/6/1995. Tuy vậy, tại thời điểm gia nhập, ấn Độ đã bảo lưu vị trí của mình về vấn đề này với lời tuyên bố:

"a) Chính phủ ấn Độ giữ quyền đưa ra các tuyên bố tại thời điểm thích

hợp liên quan tới Điều 287 và 289 về giải quyết tranh chấp.

b) Chính phủ ấn Độ hiểu rằng các điều khoản của Công ước không cho phép các quốc gia khác thực hiện các hoạt động vũ trang hoặc tập trận quân sự tại các vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, đặc biệt là các hoạt động sử dụng vũ khí hoặc chất nổ mà không có sự đồng thuận của quốc gia ven bờ"

Cho đến nay ấn Độ vẫn chưa thực hiện quyền lựa chọn của mình về trình tự giải quyết tranh chấp căn cứ theo tuyên bố của điểm a trên đây. Do đó, khi gia

nhập Hiệp định năm 1995, ấn Độ vẫn giữ quan điểm như vậy trong việc xác lập quy trình giải quyết tranh chấp [23].

Chương 2

Khảo cứu nội dung cơ bản

của Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm 1982

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)