Bài học về việc hội nhập kinh tế thuỷ sản thông qua việc sớm gia nhập Tổ chức quản lý nghề cá khu vực

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 69)

gia nhập Tổ chức quản lý nghề cá khu vực

Trên thế giới hiện nay có 9 Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, trong đó, có 5 Tổ chức quản lý nguồn lợi cá ngừ khu vực được thành lập ngay sau ngày Hiệp định năm 1995 được thông qua, đó là: Uỷ ban cá ngừ nhiệt đới Quốc tế - Hoa Kỳ (IATTC), Uỷ ban quốc tế bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT), Uỷ ban

cá ngừ ấn Độ Dương (IOTC), Uỷ ban bảo tồn cá ngừ vây xanh phương nam (CCSBT) và Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).

Việc gia nhập Hiệp định năm 1995 có mối quan hệ chặt chẽ với việc gia nhập các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Một trong những yếu tố để thực thi Hiệp định tốt chính là việc thực thi có hiệu quả các quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Có thể nói rằng các Tổ chức nghề cá khu vực chính là nơi mà các nước thành viên và chưa phải là thành viên có cơ hội tốt nhất để thu hẹp khoảng cách và tăng cường việc thi hành các quy định của Hiệp định. Nhật Bản và ấn Độ cũng đã rất thuận lợi khi tham gia vào các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực trước khi gia nhập Hiệp định năm 1995. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo.

Trong các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực nói trên, trước hết Việt Nam cần nghiên cứu gia nhập Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Tổ chức này được thiết lập nhằm thực hiện mục tiêu của Hiệp định năm 1995, là tổ chức quản lý nghề cá khu vực có nhiệm vụ bảo tồn nguồn cá di cư cao ở khu vực biển Tây và Trung Thái Bình Dương, nơi chiếm khoảng 60% trữ lượng cá ngừ trên thế giới. Cũng giống với các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực khác, Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) cũng có vùng nước thẩm quyền ở vùng biển quốc tế. Về cơ cấu, tổ chức của Uỷ ban bao gồm các cuộc họp thường niên của Uỷ ban - đây là cơ quan ra quyết định của Uỷ ban, hỗ trợ các hoạt động của Uỷ ban có Ban Thư ký và các Ban Tư vấn, gồm: Ban Khoa học, Ban Kỹ thuật và Thực thi, Ban phía Bắc. Cho đến nay, Uỷ ban nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) có 27 thành viên chính thức và 5 thành viên hợp tác, phần lớn là các quốc đảo ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, úc, Philippin... Mỹ cũng đã chính thức trở thành thành viên của Uỷ ban này vào ngày 27/7/2007 [29].

Phạm vi hoạt động của Uỷ ban bao gồm: bảo tồn bền vững và quản lý các loài cá ngừ như cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài Bắc

và Nam Thái Bình Dương và cá kiếm; giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với nguồn lợi cá mập, rùa biển, chim biển và các loài không phải là cá ngừ.

Các quyết định về hoạt động của Uỷ ban dựa trên nguyên tắc đồng thuận và Uỷ ban có nhiệm vụ xác định sản lượng khai thác tối đa cho phép (TAC) và phân bổ hạn ngạch cho các nước thành viên và quy định về các phương pháp đánh bắt.

Cá ngừ là đối tượng có giá trị kinh tế cao tại thị trường quốc tế và tiêu dùng nội địa, là đối tượng chủ lực, quan trọng nhất cho phát triển nghề cá xa bờ và đang được đầu tư phát triển thành nghề cá công nghiệp hiện đại. Nhóm cá ngừ phân bố ở vùng biển Việt Nam gồm cá ngừ vằn, cá cờ, cá đuối và cá ngừ đại dương. Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam khởi đầu vào thập niên 90. Nghề cá ngừ đại dương phát triển khá nhanh, tập trung ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và vùng biển Đông - Tây Nam Bộ. Việt Nam có khoảng 1.670 tàu khai thác cá ngừ đại dương. Sản lượng khai thác cá ngừ dao động khoảng từ 30.000 tấn đến 42.000 tấn. Xuất khẩu cá ngừ tăng từ 20.700 tấn (năm 2002) lên hơn 50.000 tấn (năm 2008), đạt kim ngạch khoảng 182 triệu USD (Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) [39].

Cá ngừ là loài di cư cao, môi trường sinh sống của cá ngừ thuộc quyền tài phán của nhiều quốc gia khác nhau, việc khai thác cá ngừ ở một số nước có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi của nhiều nước khác. Vì vậy, việc phối hợp hành động chung giữa các quốc gia để bảo vệ, quản lý có hiệu quả nguồn lợi này là cần thiết.

Việt Nam là quốc gia khai thác cá ngừ nằm trong khu vực thuộc phạm vi, thẩm quyền của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Việc tham gia vào Tổ chức này sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc tranh thủ sự hỗ trợ của Tổ chức này như: hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản cá ngừ, có thông tin đầy đủ hơn về nguồn lợi, thị trường tiêu thụ, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, ngư dân... Đặc biệt, về lâu dài, nếu Việt Nam không tham

gia Tổ chức này sẽ gặp nhiều trở ngại, trước mắt đó là trở ngại về rào cản thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản. Một ví dụ điển hình của trở ngại này là vào năm 2007, Việt Nam đã bị Tây Ban Nha đình chỉ việc xuất khẩu cá kiếm với lý do: “Việt Nam không phải là thành viên của Uỷ ban Nghề

cá Tây và Trung Thái Bình Dương, tàu cá Việt Nam không được đăng ký tại Tổ chức này và vùng Biển Đông, trong khi các tàu cá Việt Nam hoạt động trong khu vực do Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương quản lý”. Qua đấu

tranh tích cực từ phía Việt Nam, Uỷ ban Châu âu đã có văn bản gửi các nước thành viên yêu cầu tạm đình chỉ lệnh cấm nhập khẩu cá kiếm từ Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy là những rào cản thương mại tương tự như vậy sẽ được các nước nhập khẩu luôn tìm cách áp đặt đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản. Do vậy, để hàng thuỷ sản của Việt Nam tránh được các rào cản thì một trong những việc làm cần thiết là phải mạnh dạn gia nhập “sân chơi chung”, cụ thể là sớm gia nhập Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) [36]. Để thực hiện được công việc này cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng sự tác động của Tổ chức này đối với ngành khai thác cá ngừ hiện nay của nước ta, đặc biệt là trong cơ chế phân bổ hạn ngạch và việc tuân thủ các biện pháp quản lý. Việc này đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị quản lý, cũng như ý kiến của các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 69)