Xây dựng lộ trình cụ thể để Việt Nam xem xét, gia nhập Hiệp định năm

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 74)

4.2.1. Xây dựng lộ trình cụ thể để Việt Nam xem xét, gia nhập Hiệp định năm 1995 định năm 1995

Từ năm 2005, Tổng Thư ký của Liên hợp quốc đã gửi Công hàm đề nghị các nước thành viên của Công ước năm 1982 sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tổ chức nghiên cứu Hiệp định năm 1995, xác định lộ trình cụ thể cho Việt Nam tham gia Hiệp định này.

Như vậy, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc gia nhập có thể được xem là công việc đầu tiên trong quá trình xem xét, gia nhập Hiệp định này. Theo đó, điều cần thiết là phải thành lập Tổ (Nhóm hoặc Ban) công tác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng... để nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến việc gia nhập Hiệp định này.

Tiến hành dịch văn bản Hiệp định năm 1995. Đây là bản dịch chính thức sang tiếng Việt để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, nghiên cứu, thảo luận.

Tổ công tác tiến hành nghiên cứu cụ thể từng Điều, Khoản, Điểm của Hiệp định, đặt trong mối tương quan với Công ước năm 1982, với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, với thực tiễn nghề cá của Việt Nam. Phân tích bản Hiệp định về bổn phận, nghĩa vụ của Việt Nam khi Việt Nam đã là thành viên của Hiệp định. Từ đó, đánh giá những lợi ích và những thách thức, khó khăn mà Việt Nam có thể gặp phải khi chưa là thành viên và khi đã là thành viên của Hiệp định.

Từ sự đánh giá này, sẽ là cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Tờ trình đề xuất việc xem xét, gia nhập Hiệp định, cũng như trình các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, gia nhập Hiệp định.

Quy trình này phải đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Đồng thời, phải đảm bảo khi là thành viên của Hiệp định, Việt Nam đã có đủ năng lực để thực thi các quy định của Hiệp định năm 1995. Trong điều kiện nghề cá của Việt Nam còn hạn chế như hiện nay, có thể lộ trình gia nhập Hiệp định này không thể trong 1 - 2 năm tới, nhưng Việt Nam cũng phải đặt ra mục tiêu là trong vòng 5 năm tới Việt Nam có thể gia nhập Hiệp định, điều này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng và nhất trí cao đối với các nội dung của Hiệp định, mà thể hiện rõ nhất bằng việc gia nhập Hiệp định trong một tương lai gần.

Tuy nhiên, trong thời gian Việt Nam chưa là thành viên của Hiệp định này, Việt Nam sẽ tích cực tham gia các Hội nghị quốc tế thảo luận về Hiệp định với tư cách là quan sát viên, qua đó, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, đánh giá về tình hình thực hiện Hiệp định của các quốc gia trên thế giới, học tập kinh nghiệm của các nước trong việc xem xét, gia nhập Hiệp định. Và ngay từ bây giờ, để thể hiện thiện chí, quan điểm nhất quán của quốc gia nghề cá có trách nhiệm với mong muốn phát triển nghề cá của quốc gia, cũng như quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực trong việc đảm bảo thực thi đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định năm 1995. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với tư cách là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực, trong đó có thuỷ sản phải chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để gia nhập Hiệp định năm 1995, gắn việc phát triển nghề cá hiện đại với thực tiễn nghề cá trong nước để đảm bảo khả năng thực thi của nghề cá Việt Nam phù hợp với các quy định trong Hiệp định năm 1995.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)