Vài nét về ngành thuỷ sản ấn Độ

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 26)

ấn Độ có bờ biển dài 8.118 km với 2,02 triệu km2

vùng đặc quyền kinh tế, trong đó có 0,5 triệu km2

thềm lục địa và 3.937 làng đánh cá.

Có thể nói, thuỷ sản ấn Độ đang ở giữa thời kỳ hoàng kim. Trải qua vài thập kỷ, ấn Độ đã vươn lên từ một chấm nhỏ trong hàng ngũ những đại gia về sản lượng thuỷ sản thế giới trở thành nhà sản xuất lớn thứ 4 với sản lượng năm 2007 đạt 6,1 triệu tấn.

Trong vài năm trở lại đây, tăng trưởng trung bình xuất khẩu thuỷ sản ấn Độ đã đạt 12%/năm. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ấn Độ đạt 1,85 tỉ đô la Mỹ. Ngành Thuỷ sản ấn Độ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp.

Chính phủ ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 2012, xuất khẩu thuỷ sản nước này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay và giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 4 tỉ đô la Mỹ [38].

Ngành khai thác cá ngừ của ấn Độ cũng đang cố gắng tăng sản lượng khai thác thông qua cải tiến công nghệ, cho phép ngư dân khai thác cá ngừ di cư hiệu quả hơn. Năm 2007, xuất khẩu cá ngừ thu lợi nhuận 200 triệu đô la Mỹ và dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 500 triệu đô la Mỹ.

Kế hoạch tương lai đối với ngành khai thác cá ngừ ở ấn Độ sẽ tập trung chủ yếu vào khai thác ở vùng biển An-đa-man, Ni-cô-ba và ngoài khơi Vi-ha- ka-ba-nam và Tu-ti-cô-rin. Ngoài ra, ấn Độ cũng sẽ mở rộng phạm vi khai thác cá ngừ ở những vùng biển tiềm năng chưa được khai thác là Ma-ha-rat-tha và

Gu-ja-rat trong thời gian tới. (Những giải pháp nhằm vực dậy Ngành Thủy sản ấn Độ trước cuộc khủng hoảng, Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [39].

Nghề khai thác thuỷ sản ấn Độ chủ yếu tập trung tại vùng lãnh hải và nguồn lợi đang ở mức bền vững. Số lượng tàu cá ấn Độ khai thác thuỷ sản ở vùng biển cả và số lượng tàu cá nước ngoài khai thác thủy sản ở vùng đặc quyền kinh tế của ấn Độ là không đáng kể. Theo một nghiên cứu gần đây về tiềm năng nguồn lợi hải sản do Cục Nông nghiệp và Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp ấn Độ tiến hành đã chỉ ra rằng áp lực khai thác thuỷ sản ở vùng gần bờ đã tăng lên đáng kể và đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng khai thác quá mức đối với một số loài.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)