Nhu cầu của các quốc gia đang phát triển

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 36)

Hiệp định năm 1995 nhận thức đầy đủ về các nhu cầu đặc thù và lợi ích của các quốc gia đang phát triển, đó là:

(1) Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào việc khai thác nguồn lợi sinh vật biển để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người dân;

(2) Cần tránh những tác động có hại tới nghề cá mưu sinh, nghề cá quy mô nhỏ và thủ công, tới ngư dân và phụ nữ lao động nghề cá, cũng như những người nghèo tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia đảo nhỏ đang phát triển;

(3) Cần bảo đảm rằng những biện pháp này không kéo theo sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp trách nhiệm không tương xứng của việc bảo tồn đối với quốc gia đang phát triển.

Hiệp định năm 1995 quy định về hình thức hợp tác với các quốc gia đang phát triển, thông qua các tổ chức thế giới, khu vực, với các mục đích nhằm tăng cường bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa thông qua thu thập, báo cáo, kiểm tra, trao đổi và phân tích số liệu nghề cá và những thông tin có liên

quan; đánh giá nguồn lợi và nghiên cứu khoa học và kiểm tra, kiểm soát, theo dõi bảo đảm tuân thủ và thực thi, bao gồm cả tập huấn và xây dựng năng lực ở phạm vi địa phương, phát triển và cấp vốn cho các chương trình quan sát cấp khu vực và quốc gia, tiếp cận công nghệ và thiết bị. Đặc biệt, để thực hiện được các mục đích trên đây, Hiệp định năm 1995 quy định về việc trợ giúp đặc biệt cho việc thực thi Hiệp định, đó là kêu gọi các quốc gia hợp tác để xây dựng quỹ hỗ trợ đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển trong việc thực hiện Hiệp định, không loại trừ việc trợ giúp các quốc gia đang phát triển về đáp ứng chi phí gắn liền với thủ tục giải quyết tranh chấp với sự có mặt của các quốc gia đang phát triển.

Hiện nay quỹ này đã hình thành với sự đóng góp của một số nước thành viên Hiệp định như Na-uy, Ca-na-đa, Mỹ… Vừa qua quỹ mới chỉ hỗ trợ cho các nước thành viên Hiệp định, còn các nước đang phát triển mà chưa phải là thành viên của Hiệp định thì không được hỗ trợ từ quỹ này.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 36)