Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với nghề cá quy mô nhỏ,

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 60)

hầu hết các tàu đi khai thác hải sản có trọng tải chưa lớn, cơ sở vật chất trên tàu chưa đáp ứng cho những chuyến đi biển dài ngày, hệ thống thông tin liên lạc trên tàu còn hạn chế... Hiện tại cơ chế ghi nhật ký khai thác thuỷ sản, báo cáo khai thác thuỷ sản chưa được triển khai nên việc thu thập số liệu về khai thác thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. ở Na-uy hay Nhật Bản, một trong những nước có nghề cá phát triển, các cán bộ quản lý, các nhà khoa học có thể ngồi ở phòng làm việc nhưng vẫn giám sát được hành trình của con tàu đang ở đâu, đang đánh bắt loại cá gì, sản lượng bao nhiêu theo từng mẻ lưới... Các chủ tàu cá này đều phải có trách nhiệm truyền số liệu thông tin cho các cơ quan quản lý về thuỷ sản có thẩm quyền thông qua mạng thông tin toàn cầu (GPS).

Có thể đánh giá rằng ngay tại thời điểm này, nếu tàu cá của Việt Nam đi khai thác ở vùng biển cả thì chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn khi chúng ta chưa có đủ năng lực để thực thi đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định, chẳng hạn như: cơ chế thu thập, xử lý thông tin; cơ chế giám sát, kiểm soát của các cơ quan quản lý nghề cá…

Tại Điều 42, về bảo lưu và ngoại lệ, Hiệp định chỉ rõ "không có bảo lưu

hay ngoại lệ đối với Hiệp định này". Quy định này không cho phép có bất kỳ

một bảo lưu hay ngoại lệ nào. Điều này cho thấy, chúng ta phải cân nhắc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng tới tất cả các điều khoản của Hiệp định, đặc biệt tính đến khả năng thực thi của Việt Nam trước khi gia nhập Hiệp định này.

Một phần của tài liệu Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 60)