Về việc đưa quân đội Việt Nam vào Campuchia tháng 01/1979.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 81)

- Điều ước quốc song phương.

2.3.2.1. Về việc đưa quân đội Việt Nam vào Campuchia tháng 01/1979.

chủng Khme Đỏ. Cuộc chiến đấu đánh đuổi Khme Đỏ và lật đổ chế độ diệt chủng này, tiếp đó là thời gian 10 năm làm nhiệm vụ tình nguyện tại Campuchia khiến khoảng 30 ngàn lính và người dân Việt Nam thiệt mạng.

2.3.2.1. Về việc đưa quân đội Việt Nam vào Campuchia tháng 01/1979. 01/1979.

Có 2 lập trường khác nhau về việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ Khme Đỏ

+ Đại diện cho nhóm thứ nhất: Bao gồm các nước có thái độ phản ứng gay

gắt phản đối Việt Nam đưa quân đội tràn vào Campuchia là Hoa Kỳ và Trung Quốc (vốn hậu thuẫn công khai Khme Đỏ kể từ sau 1975). Ngay sau khi Việt Nam đưa quân tràn vào Campuchia, Trung Quốc đã đệ trình một dự thảo nghị quyết lên án và trừng phạt Việt Nam trước Hội đồng bảo an LHQ, coi hành động của Việt Nam đưa quân đội vào lãnh thổ Campuchia lật đổ chính quyền

hợp pháp Khme Đỏ đang được đông đảo các nứơc trên thế giới công nhận là hành vi xâm lược một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của LHQ. Tuy nhiên nghị quyết của Hội đồng bảo an đã không được thông qua do bị Liên Xô phủ quyết. Cùng với việc thất bại ở chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước đồng minh, Trung Quốc đã lấy cớ Việt Nam xâm lược Campuchia để thắt chặt các biện pháp cấm vận, bao vây cô lập toàn diện đối với Việt Nam, tiếp tục ủng hộ Khme Đỏ mở các cuộc tấn công nhằm vào quân tình nguyện Việt Nam và chính quyền cách mạng non trẻ mới ở Campuchia từ lãnh thổ Thái Lan. Cần nhắc lại rằng, tuy chính quyền mới của Đảng nhân dân Campuchia được thành lập, nhưng có rất ít nước công nhân, LHQ tiếp tục công nhận quy chế thành viên đại diện của chính phủ Khme Đỏ lưu vong, 4/5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an (trừ Liên Xô) tiếp tục công nhận Khme Đỏ. Tuy nhiên cùng với việc phơi bày các tội ác diệt chủng man dợ của chế độ Polpot, sự thật về Campuchia những năm dưới ách cai trị của Polpot đã được làm rõ. Với tội ác diệt chủng, tội ác chống loài người, Polpot đã dần mất hết sự ủng hộ và công nhận cùa cộng đồng Quốc tế. Kể từ những năm 1980 đến 1993, quy chế thành viên Liên hợp quốc của Campuchia bị “treo”. Sau khi Hiệp định hoà bình Paris về Campuchia năm 1993 được ký kết, chính phủ Campuchia mới lấy lại được quy chế thành viên đầy đủ của mình sau hơn 10 năm bị treo ở đó.

+ Đại diện cho nhóm thứ hai: Bao gồm các nước có lập trường ủng hộ việc

Việt Nam đưa quân vào Campuchia, đứng đầu là Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, Cu Ba và một số nước nhỏ ở Châu Phi. Các nước này ủng hộ việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia.

Từ sự phân tích sau đây, tác giả khẳng định rằng hành động tấn công lật đổ chế độ diệt chủng Polpot và việc tiếp tục ở lại Campuchia trong thời gian 10 năm của Quân tình nguyện Việt Nam chính là một hành động can thiệp nhân đạo mẫu mực điển hình trong lịch sử thế giới hiện đại bởi các lý do sau:

Thứ nhất, về cơ sở của sự can thiệp. + Cơ sở thực tế của sự can thiệp:

Polpot đã có hành vi xâm lược Việt Nam, đã phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống loài người tại chính đất nước Campuchia. Các cánh đồng chết với trên 2 triệu người dân Campuchia bị tàn sát, cả đất nước Campuchia chìm trong đêm đen của tử khí chính là một trong những thảm hoạ nhân đạo tồi tệ nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Trên thực tế, Campuchia đã rơi vào tình cảnh

thảm hoạ nhân đạo nghiêm trọng trong nhiều năm liên tiếp. Nếu Việt Nam

không ra tay hành động kịp thời, có lẽ số lượng người chết sẽ còn cao hơn rất nhiều. Cáo trạng mà Toà án hình sự quốc tế ICC hiện nay đưa ra nhằm vào các lãnh đạo Khme Đỏ là minh chứng rõ ràng nhất biện hộ cho vấn đề này.

+ Về cơ sở pháp lý, chính trị:

- Polpot và chính quyền Khmer Đỏ đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ. Với hành vi xâm lược, Campuchia đã vi phạm tinh thần của Lời nói đầu Hiến chương LHQ, đó là việc duy trì mối quan hệ láng giềng thân thiện, hợp tác, hữu nghị. Hành vi gây hấn của Khme Đỏ đã vi phạm thô bạo Điều 1, Điều 2 Hiến chương LHQ, theo đó cấm mọi hành vi xâm lược, giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà bình. Theo điều 51- Chương III Hiến chương LHQ, các nước thành viên LHQ có quyền tự vệ cá

nhân hay tập thể trong trường hợp bị tấn công vũ trang. Hành vi tàn sát có

tính diệt chủng trên quy mô lớn người dân Việt Nam vô tội tại các vùng chiếm đóng của Khme Đỏ đã vi phạm thô bạo luật nhân đạo quốc tế, luật quốc tế về quyền con người. Như vậy, hành động đáp trả của Việt Nam vừa để giải phóng lãnh thổ bị chiếm đóng, vừa là để cứu lấy mạng sống (quyền được sống) của thường dân vô tội trước nguy cơ bị ngoại xâm giết hại, quân đội Việt Nam đã buộc phải đứng lên để tự bảo vệ. Hành động phản công tự vệ đó của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ, được đông đảo nhân dân yêu chuộng hoà bình khắp nơi trên thế giới ủng hộ.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 81)