Organisation of African Union

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 50 - 53)

- Liên hợp quốc:

15 Organisation of African Union

Cá nhân (individual) cũng là một chủ thể tham gia tích cực vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Tuy nhiên, so với các chủ thể khác thì hiệu quả các hoạt động cứu trợ do các cá nhân tiến hành hạn chế hơn rất nhiều. Thông thường có các cá nhân tiến hành hoạt động cứu trợ một cách gián tiếp thông qua một chủ thể khác như chính phủ, hay một tổ chức phi chính phủ (Ở Việt Nam, công dân thực hiện việc quyên góp tiền thông qua Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ). Tuy nhiên, nhiều trường hợp các cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo ngoài biên giới quốc gia của mình có thể được phép hoặc không có sự cho phép chính thức của chính phủ nước mình và chính phủ các quốc gia nơi có khủng hoảng nhân đạo. Việc tiến hành các hoạt động mang tính tự phát, riêng rẽ như vậy đôi khi khiến họ bị nguy hiểm do thiếu sự bảo hộ của các cơ quan chức năng ở nơi họ tiến hành các hoạt động cứu trợ. Vụ 21 con tin Hàn Quốc bị Taliban bắt cóc ở Afghanistan ngày 19/7/2007 vừa qua (02 con tin đã bị giết hại) đã cho ta thấy rõ sự nguy hiểm của các hoạt động riêng lẻ của các cá nhân. Các con tin Hàn Quốc là các tình nguyện viên tự nguyện sang Afganistan tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo, chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Họ đã tự đến Afganistan mà không hề được chính phủ Hàn Quốc cử đi. Đây là lý do khiến ngay sau khi trở về Hàn Quốc, đại diện nhóm con tin đã xin lỗi vì những rắc rối mà họ đã gây ra cho chính phủ và nhân dân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các con tin trở về phải bồi hoàn khoản chi phí mà chính phủ đã phải bỏ ra để giải thoát họ (30.000 USD/ người).

Tuy các hoạt động cứu trợ riêng lẻ của các cá nhân còn hạn chế, nhưng những nỗ lực, đóng góp của họ thật đáng để cộng đồng quốc tế biểu dương, ghi nhận. Cần nhắc lại rằng sau sự kiện Tsumani 2004, số tiền quyên góp của các công dân Anh đã vượt quá tổng số tiền mà chính phủ Anh cam kết tài trợ. Về mức độ đóng góp của các quốc gia sau sự kiện Tsunami năm 2004, tờ The

gia giàu có lại cam kết viện trợ quá khiêm tốn, trái với sự ủng hộ mạnh mẽ đến từ người dân. Tổng số tiền mà người dân Anh quyên góp lên tới 600 triệu USD, gấp hơn 4 lần khoản tiền mà chính phủ Tony Blair cam kết tài trợ là 140 triệu USD. Còn tại Australia, tổng số tiền mà người dân nước này quyên

góp lên tới 60 triệu đô la. Công dân các quốc gia phát triển hiện nay cần phải đóng góp một cách tích cực hơn nữa để chia sẻ với nhân dân các khu vực bị thiên tai, thảm hoạ tàn phá. Sự đóng góp bằng tiền rất hạn chế của công dân hai cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ và Nhật Bản sau Tsumani 2004 khiến dư luận quốc tế không hài lòng, theo đánh giá của WB, ước tính trung bình chỉ khoảng 1,8 USD/ người.

1.6. Công tác cứu trợ nhân đạo và đối phó với tình hình khẩn cấp ở Việt Nam. Việt Nam.

Việt Nam là một trong các quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất. Trung bình mỗi năm khoảng 8 cơn bão mạnh đổ bộ vào Việt Nam. Bão và các ảnh hưởng khác do bão gây ra hàng năm làm hàng trăm người thiệt mạng, hàng ngàn người bị mất nhà cửa, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Tuy những gì do thiên tai gây ra cho Việt Nam chưa đến mức rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng nhân đạo, bởi chính phủ Việt Nam vẫn kiểm soát được tình hình, đủ sức khắc phục hậu quả với sự hỗ trợ tích cực của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.

Nhiều nước trên thế giới đã thành lập cơ quan chuyên trách đối phó với thảm hoạ thiên tai, hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật: Ở Liên bang Nga có Bộ về tình trạng khẩn cấp và Luật cứu trợ khẩn cấp. Cơ quan đó tập trung thống nhất quản lý và triển khai mọi hoạt động cứu trợ trong trường hợp có thảm hoạ thiên tai xảy ra và có quyền nhân danh tổng thống điều động các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tham gia. Ở Việt Nam, hiện nay việc thực hiện công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra không tập trung thống nhất vào một đầu mối. Theo Pháp lệnh phòng chống lụt, bão 1993 do

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 08/03/1993 (đã được bổ sung, sửa đổi 02 lần) thì Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi cả nước; Thủ tướng chính phủ quyết định biện pháp đối phó với bão, lũ trong tình huống khẩn cấp [6, điều 20]; Pháp lệnh cũng nêu rõ trách nhiệm khắc phục hậu quả lụt, bão, nguồn lực tài chính phòng chống lụt, bão[6, chương IV,V].

Như vậy, cơ quan chính chủ động thực hiện chức năng phòng chống thiên tai, thảm hoạ ở Việt Nam là Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Trưởng ban - một cơ quan có tính chất dân sự. Trong khi đó ở các nước, đa số cơ quan có chức năng đối phó với các vấn đề khẩn cấp được tổ chức có tính chất quân sự (Nga, Ấn Độ, Mỹ), hay bán vũ trang (Pakistan, Trung Quốc). Ở nước ta, các trường hợp thiên tai xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, trên diện rộng, có nguy cơ hay đã gây ra thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng do một cơ quan thuộc Bộ quốc phòng là Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển16 sẽ can thiệp, sử dụng các trang thiết bị, khí tài quân sự (xe lội nước, máy bay vận tải, trực thăng…) để tìm kiếm, cứu trợ nạn nhân mất tích, bị cô lập do bão lũ gây ra.

Như vậy, hoạt động cứu trợ nhân đạo, can thiệp nhân đạo nói chung ở nước ta vừa có tính chất dân sự, vừa có tính chất quân sự do nhiều cơ quan khác nhau tiến hành. Trên thực tế khi thảm hoạ thiên tai xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì các lực lượng vũ trang (Công an, quân đội) có vai trò tích cực hơn các lực lượng dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, việc huy động các các trang thiết bị, khí tài quân sự còn rất hạn chế. Trong đợt lũ lụt tháng 11/2007, trong khi nhiều huyện của các tỉnh miền Trung, trong đó có thành phố Đà Nẵng chìm trong biển nước. Trong điều kiện lũ lụt, trực thăng luôn được quân

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 50 - 53)