Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề can thiệp nhân đạo.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 29 - 30)

10 Médecins Sans Frontier Tổ chức Bác sỹ không biên giới, thành lập năm

1.1.8. Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề can thiệp nhân đạo.

hiện sự nhất trí, ủng hộ hoàn toàn đối với các hoạt động "can thiệp nhân đạo" đối phó với khủng hoảng nhân đạo do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Ngược lại, đối với vấn đề "can thiệp nhân đạo" mang tính chất quân sự vào những nơi có xung đột vũ trang thì vẫn còn tồn tại các quan điểm khác biệt. Vì lý do còn có sự khác biệt trong quan niệm liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ can thiệp

nhân đạo, cho nên trong luận văn này đôi lúc tác giả sử dụng thuật ngữ kép là can thiệp, cứu trợ nhân đạo để bao quát tính chất các hoạt động nhân đạo

trong từng hoàn cảnh cụ thể.

1.1.8. Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề can thiệp nhân đạo. nhân đạo.

Trong khoa học chính trị, pháp lý của Việt Nam, vấn đề "can thiệp nhân đạo" chưa được nghiên cứu một cách chính thức, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống nào để lý giải các khía cạnh liên quan đến chủ đề mới này. Tuy nhiên, thông qua các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước, các báo, tạp chí (mức độ rất hạn chế và thận trọng), chúng ta có thể thấy được phần nào lập trường của Việt Nam về vấn đề này. Nhìn chung, Việt Nam có quan điểm, lập trường coi "can thiệp nhân đạo" chỉ là hoạt động cứu trợ nhân đạo thuần tuý, "can thiệp nhân đạo" chỉ được thực hiện nhằm khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh gây ra, không chấp

nhận "can thiệp nhân đạo" bằng quân sự vào bên trong quốc gia có chủ quyền. Trong bài viết “Dân chủ, nhân quyền- Chiêu bài đã lỗi thời” của GS. Nguyễn Duy Quý đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành tháng 5/2005 có đoạn viết: Một số nước phương Tây đang dùng chiêu bài quyền con

người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, họ tự cho mình quyền "can thiệp nhân đạo" và quảng bá quan niệm "quyền con người không có biên giới", "quyền con người cao hơn chủ quyền" để phủ nhận quyền của các dân tộc, nhất là quyền tự quyết dân tộc....Quan niệm nhân quyền cao hơn chủ quyền là chiêu bài....làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền...". Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng bảo an ngày

20/11/2007 bàn về vấn đề bảo vệ dân thường và trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc Lê Lương Minh nhấn mạnh: Mỗi năm, hàng chục triệu dân thường trên thế giới

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cuộc xung đột vũ trang, Việt Nam cho rằng các hành động giết hại nhằm vào dân thường, đặc biệt là trẻ em là tội ác cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Việt Nam cực lực phản đối cái gọi là " mức độ thương vong có thể chấp nhận được" vì điều đó không có tác dụng trong việc ngăn chặn các bên xung đột bảo vệ trẻ em. Các nạn nhân chiến tranh cần phải được hưởng sự công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận hàng cứu trợ... Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc hành động để bảo vệ các quyền cơ bản của con người theo luật pháp quốc tế, nhưng phản đối việc lợi dụng lý do nhân đạo để can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền của nước khác....

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)