- Liên hợp quốc:
17 Vào hồi 10 giờ 25phút, ngày 15/12/2007, mỏ đá D3 công trường Thuỷ Điện Bản Vẽ thuộc xã Yên Na-
2.1.1. Thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh.
Trở lại câu hỏi phần đầu, tại sao lại triển khai hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo? Trả lời cho câu hỏi này chính là việc chúng ta chỉ ra đâu là cơ sở thực tiễn của việc can thiệp, cứu trợ nhân đạo, hay nói cách khác, "cớ" để can thiệp nhân đạo là gì?
Thật vậy, hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo không phải được tiến hành một cách ngẫu nhiên, mà phải xuất phát trên cơ sở có một sự biến đột ngột (sóng thần, động đất, các thảm hoạ thiên tai khác...). Những sự biến, sự kiện đó xảy ra làm phát sinh các hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khoẻ, sinh mạng con người trên một diện rộng, đó chính là khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo vượt khỏi khả năng kiểm soát, đối phó của quốc gia bị ảnh hưởng. Các thiệt hại trực tiếp do khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo gây ra là cơ sở ban đầu làm phát sinh nhu cầu cấp thiết là phải can thiệp để cứu người, tài sản, bảo vệ môi trường, từng bước giúp người dân và quốc gia bị ảnh hưởng ổn định và khắc phục tình hình. Thảm hoạ nhân đạo xảy ra ngày 26/12/2004 tại Ấn Độ Dương làm gần 200 ngàn người từ châu Á sang châu Phi thiệt mạng là cơ sở thực tiễn làm phát sinh nhu cầu cho các chiến dịch can thiệp, cứu trợ nhân đạo. Đó cũng là chiến dịch lớn nhất gần đây mà cộng đồng quốc tế thực hiện.
Sự phát triển của nền văn minh nhân loại với những tiến bộ về khoa học công nghệ cũng không thể giúp ngăn chặn, phòng ngừa hết các nguy cơ khác
đe doạ cuộc sống con người. Trong lịch sử, thế giới từng hứng chịu nhiều thiệt hại to lớn do dịch bệnh gây ra. Đại dịch
SARS, cúm gia cầm, đặc biệt là sự đe doạ của các loại vũ khí hoá học, sinh học và vi trùng như chất gây bệnh than (antrax) xảy ra gần đây tại nhiều quốc gia
là lời cảnh báo cho thế giới trước những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.