tiên là can thiệp quân sự để triển khai một lực lượng giữ gìn hoà bình (Peace keeping force) của LHQ tại đó. Khi hòa bình đã được vãn hồi sẽ lập tức triển khai công tác cứu trợ nhân đạo. Hành động can thiệp vũ trang chỉ được phép tiến hành khi:
- Có khủng hoảng nhân đạo, thảm hoạ nhân đạo xảy ra ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về sinh mạng con người do các cuộc thảm sát, diệt chủng hàng loạt.
- Nguyên nhân xảy ra thảm hoạ nhân đạo, khủng hoảng nhân đạo bắt nguồn từ xung đột vũ trang giữa các phe phái, sắc tộc, tôn giáo (gọi chung là nội chiến)
- Chính phủ của quốc gia có khủng hoảng nhân đạo, thảm hoạ nhân đạo bất lực trong việc khôi phục trật tự, vãn hồi hoà bình, mất quyền kiểm soát chung, trực tiếp hay gián tiếp gây ra khủng hoảng nhân đạo, thảm hoạ nhân đạo, trà đạp lên quyền con người, bỏ mặc người dân, không có khả năng cứu hộ, bảo hộ tính mạng, sức khoẻ cho số đông bộ phận dân cư. Hay nói cách khác, chính quyền sở tại vi phạm thô bạo pháp luật quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc, luật quốc tế về quyền con người, luật nhân đạo quốc tế )
- Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng cảnh báo, Liên hợp quốc đã có các Nghị quyết mang tính chất kêu gọi, khuyến nghị hay yêu cầu cụ thể (Nghị quyết của Hội đồng bảo an) đối với chính phủ của quốc gia có khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo, nhưng chính quyền sở tại không thực hiện và tiếp tục để khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo xảy ra.
- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải ra nghị quyết cho phép hành động trên cơ sở báo cáo của đặc phái viên Liên hợp quốc, của một phái đoàn hay của chính Tổng thư ký Liên hợp quốc về tình hình, mức độ, hậu quả do khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo gây ra.
- Khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo vẫn tiếp tục diễn ra, chính quyền sở tại vẫn tiếp tục từ chối sự can thiệp từ bên ngoài và không thực thi Nghị quyết của Hội đòng bảo an Liên hợp quốc.
Khi đã hội đủ các điều kiện trên, theo tác giả, một hành động can thiệp quân sự của quốc tế đặt dưới sự chỉ huy của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cần thiết. Xét tình hình thực tế ở Darfur hiện nay, tất cả các đặc điểm như đã phân tích ở trên đều đáp ứng, những gì đã và đang tiếp tục xảy ra tại Darfur đã hội đủ cơ sở pháp lý để biện hộ, thuyết phục cho một hành động của cộng đồng quốc tế can thiệp quân sự- nhân đạo một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ dựa trên các đặc điểm trên, dựa trên sự vi phạm pháp luật quốc tế là chưa đảm bảo tính pháp lý để tạo cơ sở cho phép tiến hành hoạt động can thiệp vì không có hành vi xâm lược, yếu tố quan trọng nhất cho phép viện dẫn và áp dụng điều 7- Hiến chương Liên hợp quốc mở đường cho việc can thiệp quân sự. Tình hình Darfur thực sự đặt ra trước cộng đồng pháp lý một loạt vấn đề pháp lý, trong đó có ý kiến đề nghị sửa đổi điều 7 Hiến chương, bổ xung thêm các điều kiện cho phép can thiệp vũ trang trong trường hợp cần thiết.
1.2. Lịch sử xuất hiện, mục đích, ý nghĩa của hoạt động can thiệp nhân đạo. nhân đạo.
Có thể thấy rằng, lịch sử can thiệp can thiệp nhân đạo ra đời từ rất sớm. Trong tác phẩm "De iure belli ac pacis" (1625), Hugo Grotius đã đề cập đến khả năng can thiệp vào một quốc gia để lật đổ chế độ độc tài do một kẻ "bạo
chúa" (tyran) cai trị, nếu chế độ đó phạm các tội ác ghê tởm (actes
abominables). Ý tưởng can thiệp
vào bên trong lãnh thổ của một nước khác không còn là vấn đề mới. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XIX, người Châu Âu, Châu Mỹ đã nhiều lần kêu gọi phải can
thiệp nhanh chóng bằng hành động quân sự lật đổ quốc vương Abdulhamid II- Đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ để cứu thoát những người công giáo tin lành Armenia định cư ở đó bị chính quyền sở tại tàn sát13. Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trước một loạt các vụ thảm sát, diệt chủng do chính các chính quyền độc tài thực hiện khiến vấn đề can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác đã trở thành chủ đề tranh luận của Luật quốc tế hiện đại. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, với những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, nội chiến đẫm máu xảy ra ở nhiều quốc gia Châu Phi, khu vực Trung Đông, khủng hoảng nhân đạo liên tiếp xảy ra trước sự bất lực của không chỉ chính quyền sở tại và cả cộng đồng quốc tế. Giải pháp cho các vấn đề chiến tranh, hoà bình, vấn đề nhân đạo được nhiều chính trị gia, các nhà nghiên cứu chính trị, các học giả quan tâm nghiên cứu cho dù giữa họ còn rất nhiều khác biệt về quan điểm. Trước việc các quyền cơ bản nhất của con người tiếp tục bị chà đạp, thậm chí có quan điểm đặt lại vấn về mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền con người với một loạt câu hỏi cần lời giải đáp: Thế nào là