Ngày 02/11/2007 tại Phủ chủ tịch, trong buổi tiếp đại diện Hội chữ thập đỏ Việt Nam và một số cá nhân, tổ

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 105)

- Điều ước quốc song phương.

26 Ngày 02/11/2007 tại Phủ chủ tịch, trong buổi tiếp đại diện Hội chữ thập đỏ Việt Nam và một số cá nhân, tổ

3.2.2. Đối với công tác can thiệp nhân đạo quốc tế.

Để các hoạt động can thiệp nhân đạo quốc tế ngày càng phát huy hiệu quả hơn, đặc biệt là các chiến dịch trong khuôn khổ Liên hợp quốc, theo tác giả, cộng đồng quốc tế cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:

3.2.2.1. Ban hành công ước quốc tế về vấn đề can thiệp nhân đạo.

Cần nghiên cứu và hoàn thiện về cơ sở pháp lý với sự ra đời của các điều ước quốc tế quy định rõ về vấn đề can thiệp nhân đạo nói chung. Một văn bản dưới dạng công ước quốc tế của Liên hợp quốc phải được xây dựng theo hướng áp dụng học thuyết về “nghĩa vụ can thiệp”, “quyền can thiệp” để cộng đồng quốc tế chủ động và có thể can thiệp nhanh chóng kịp thời đối phó với thảm họa hay khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, đặc biệt trong các cuộc xung đột vũ trang. Tuy nhiên, một công ước như vậy phải dựa trên tinh thần các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế nói chung. Việc can thiệp được thực hiện nhanh chóng, kịp thời nhưng nhất thiết phải được sự cho phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, đặc biệt là các trường hợp can thiệp mang tính chất quân sự trước tiên làm tiền đề để tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Sự cho phép đó bằng một nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, cẩn thận, trên cơ sở kết luận, bằng chứng về việc khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo đang tiếp tục xảy ra nghiêm trọng và chính quyền sở tại tiếp tục ngăn cản cộng đồng quốc tế và các nỗ lực trong việc cứu trợ (như ở Sudan hiện nay). Thực tế Liên hợp quốc đã thực hiện việc can thiệp vừa mang tính chất quân sự, vừa mang tính chất dân sự để giải quyết vấn đề nhân đạo, đó chính là việc triển khai các lực lượng giữ gìn hoà bình LHQ đến các khu vực xung đột để tái lập tình hình và cứu trợ nhân đạo.

Như vậy, khi một công ước quốc tế về can thiệp nhân đạo được phê chuẩn, nó sẽ là cơ sở pháp lý xác định rõ các điều kiện cụ thể cho phép các tổ

sự đền ơn đầy nghĩa cử của ông Hoàng Kiều, Việt Kiều hiện đang định cư ở California đã đóng góp khoản tiền 7.1 tỷ đồng. Nhân dịp này chủ tịch nước cùng kêu gọi và mong tiếp tục nhận được sự trợ giúp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với vùng đang bị lũ lụt tàn phá, đồng thời cam kết phía Việt Nam sẽ sử dụng có hiệu quả các khoản hàng, tiền cứu trợ nhận được.

chức, cá nhân can thiệp nhân đạo theo phương châm cứ có thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo thì phải kịp thời can thiệp. Công ước cũng nên quy đinh cho phép triển khai đồng thời các hoạt động quân sự để bảo đảm thực hiện được hoạt động can thiệp nhân đạo, đặc biệt là các biện pháp bảo đảm, bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo. Xuất phát từ những thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng của các nhân viên cứu trợ, để bảo vệ an toàn cho họ, nhất thiết phải sử dụng các biện pháp quân sự để bảo đảm việc cứu đối với thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo ở các khu vực có xung đột vũ trang. Việc can thiệp nhân đạo được bảo đảm bằng các biện pháp mang tính quân sự được tiến hành khi khủng hoảng nhân đạo xảy ra vượt khỏi khả năng kiểm soát và khắc phục của chính quyền sở tại nhưng chính quyền sở tại từ chối việc các chủ thể bên ngoài can thiệp, khi hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo của các nhân viên cứu trợ bị các lực lượng thù địch tấn công. Hoạt động can thiệp như vậy hoàn toàn phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc, với Luật nhân đạo quốc tế và Luật quốc tế về quyền con người bởi chính quyền sở tại đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế nói chung, không tự nguyện áp dụng các biện pháp khắc phục, tiếp tục để thường dân bị giết, bị đói… Trong điều kiện như vậy, quốc tế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng sức mạnh để thực hiện nghĩa vụ và quyền can thiệp của mình để chặn đứng thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo tiếp tục xảy ra để dần dần khắc phục. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tác giả thừa nhận hay cổ xuý cho học thuyết “đòn phủ đầu” kiểu Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, bởi cái cớ mà những người cổ xuý cho học thuyết trên là các mối đe doạ, nguy cơ còn chưa hiện hình rõ ràng, trong khi đó thảm hoạ và khủng hoảng nhân đạo là những gì đã xảy ra trên thực tế.

3.2.2.2. Kiểm tra, giám sát giới hạn các hoạt động can thiệp nhân đạo. đạo.

Liên hợp quốc cần quy định rõ giới hạn (trong công ước quốc tế về can thiệp nhân đạo) của các hoạt động nhân đạo, thời điểm bắt đầu, thời hạn kết

thúc. Hoạt động can thiệp nhân đạo phải thực sự xuất phát từ mục đích nhân đạo. Khi thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo được hạn chế, khắc phục hoàn toàn hay ở mức độ chính quyền sở tại có thể kiểm soát và có khả năng khắc phục hậu quả với sự trợ giúp tiếp tục của cộng đồng quốc tế, các hoạt động can thiệp nhân đạo trực tiếp với sự hỗ trợ của các lực lượng quân sự (can thiệp nhân đạo kết hợp với việc sử dụng vũ trang) phải kết thúc. Các lực lượng quân sự và toàn bộ thiết bị, khí tài quân sự phải nhanh chóng đưa ra ngoài lãnh thổ quốc gia sở tại (hoặc theo yêu cầu của chính quyền sở tại). Việc viện cớ với bất kỳ lý do gì khi thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo đã được khống chế, khắc phục để tiếp tục ở lại vì mục đích chính trị sẽ là một sự vi phạm đến chủ quyền quốc gia nơi có thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo.

3.2.2.3. Tăng cường trách nhiệm, áp đặt chế tài cứng rắn đối với chính quyền sở tại để xảy ra khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo. chính quyền sở tại để xảy ra khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo.

Liên hợp quốc cần tính đến các biện pháp trừng phạt (sanctions) trong công ước quốc tế về can thiệp nhân đạo đối với chính quyền quốc gia nơi xảy ra thảm hoạ nhân đạo khi:

+ Chính quyền sở tại là thủ phạm gây ra khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo với các cuộc xung đột phe phái (nội chiến); không áp dụng các biện pháp bảo vệ dân thường khiến một bộ phận lớn dân thường bị giết hại hoặc lâm vào hoàn cảnh không có lối thoát; Chính quyền hoặc các phe nhóm tham chiến khước từ sự can thiệp, trợ giúp nhân đạo từ bên ngoài.

+ Chính quyền hoặc các phe phái tham gia xung đột vũ trang có các hành động thù địch, ngăn cản, chống lại sự can thiệp, trợ giúp nhân đạo do các chủ thể bên ngoài thực hiện như: bắt cóc, giam giữ, tra tấn, giết hại các nhân viên cứu trợ.

Các biện pháp trừng phạt phải do Hội đồng bảo an quyết định áp đặt, các quốc gia riêng lẻ không có quyền đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt bao gồm trừng phạt kinh tế (bao vây, cấm

vận), trừng phạt chính trị (cắt đứt quan hệ ngoại giao) và mạnh nhất là áp dụng chế tài quân sự, huy động các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy Liên hợp quốc để “cưỡng chế chính quyền nổi loạn” nhằm mục đích can thiệp, cứu trợ nhân đạo. Tình hình ở Darfur Sudan hiện nay có đủ các điều kiện như phân tích trên để có thể áp dụng các hoạt động can thiệp quân sự và cứu trợ khẩn cấp cho khoảng 2.5 triệu người dân tại đó.

3.2.2.4. Tăng cường nguồn lực vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác can thiệp, cứu trợ nhân đạo. can thiệp, cứu trợ nhân đạo.

Việc viện trợ cho chính phủ và người dân ở khu vực có thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo hoàn toàn mang tính tự nguyện dựa trên khả năng của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, cần quy định mức đóng góp của các quốc gia công nghiệp phát triển giàu có theo tỷ lệ GDP như tỷ lệ họ đóng góp vào ngân sách Liên hợp quốc. Thực tế đối với các thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo xảy ra ở phạm vi rộng như Tsumani năm 2004, trong số gần 13 tỷ USD mà các quốc gia bị ảnh hưởng nhận được, chỉ có khoảng hơn một nửa đến từ các nước công nghiệp phát triển (G.8). Chính phủ các quốc gia đã cam kết các khoản tiền viện trợ cần nhanh chóng giải ngân để tiền sớm dến được với người dân đang có nhu cầu. Trong số 950 triệu USD mà Mỹ cam kết viện trợ cho các nước bị Tsumani tấn công năm 2004, đến tháng 4/2005 mới chỉ có 600 triệu USD được giải ngân.

3.2.2.5. Bảo đảm tính kịp thời; tăng cường thiện chí và sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc đối phó với nguy cơ chung. giữa các quốc gia trong việc đối phó với nguy cơ chung.

Thái độ thiện chí hợp tác từ phía các chính phủ các nước luôn đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo. Sự can thiệp lừng chừng kiểu nửa vời không những không giải quyết được vấn đề, trái lại nó thậm chí còn gây tác động tiêu cực, thái độ ngờ vực, thất vọng của người dân và chính quyền sở tại nơi có khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo xảy ra. Trong cuộc tiếp tổng thống Cộng hoà Công-gô Joseph Kabila, con trai

cố tổng thống Laurent Désiré Kabila tại Điện Élysée ngày 14/7/2005, cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac đã thừa nhận trách nhiệm của Pháp trong việc để tình trạng bất ổn trong một thời gian dài tại Zaire (tức CH Công-gô ngày nay). Ông Jacques Chirac tuyên bố hành động can thiệp "nửa vời" đã không giúp ổn định trật tự tại quốc gia vốn là thuộc địa cũ của Pháp. Cuộc nội chiến dai dẳng kéo dài gần hai thập kỷ với kết cục phe nổi dậy do Laurent Désiré Kabila cầm đầu đã lật đổ chế độ độc tài Mubutu vào năm 199727

. Đói rét, bệnh tật và hàng loạt tác động tiêu cực do xung đột vũ trang giữa chính phủ và phe nổi loạn đã làm 1,5 triệu người thiệt mạng và các làn sóng tị nạn lớn nhất tại Phi Châu. Trong khi đó vào thời điểm lúc bấy giờ, so với các nước khác, Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để có thể can thiệp, cứu trợ nhân đạo với sự hiện diện của một lực lượng quân sự hùng hậu đóng tại một loạt nước ở Phi Châu và các căn cứ quân sự tại Tây Nam Ấn Độ Dương.

Thành công của các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tinh thần hợp tác, thái độ thiện chí của chính phủ các quốc gia. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Nam Cực ngày 10/11/2007 để khảo sát tình hình, Tổng thư ký LHQ Ban-ki-moon tuyên bố: "Thay đổi khí hậu và sự nóng dần lên của trái đất là nguyên nhân chính làm

phát sinh các thảm hoạ thiên tai đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra trên diện rộng với các hậu quả kinh hoàng không thể lường trước được. Thế giới cần đổi mới các phương thức hành động đối phó với tình thế khẩn cấp, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của các quốc gia". Theo ông Ban-ki-moon: "thực tế từ việc

ứng phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo, cái mà cộng đồng quốc tế thiếu không phải là vật chất mà là tinh thần hợp tác thiện chí". Ngày 15/12/2007, trong diễn văn bế mạc hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Bali-Indonesia,

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 105)