Can thiệp nhân đạo gián tiếp.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 43)

- Các công cụ, phương tiện hỗ trợ:

1.4.1. Can thiệp nhân đạo gián tiếp.

Can thiệp, cứu trợ nhân đạo gián tiếp là hình thức mà chủ thể thực hiện việc can thiệp không trực tiếp can vào các hoạt động có liên quan. Chủ thể thực hiện chỉ hỗ trợ một khoản tài chính nhất định mà không trực tiếp tham gia tại hiện trường hay huy đông lực lượng con người, phương tiện vật chất để tiến hành các hoạt động hỗ trợ. Đây cũng chính là hình thức can thiệp mang tính đơn phương đơn giản nhất. Ngân hàng thế giới đã viện cho các quốc gia bị Tsunam tấn công với số tiền tổng cộng 250 triệu USD, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 185 triệu USD. Việt Nam tuy gặp rất nhiều khó khăn sau các đợt lũ lụt diễn ra vào tháng 10, tháng 11/2004 nhưng đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp trước các khó khăn của các quốc gia bị Tsunami tấn công. Ngày 30/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định viện trợ 150 ngàn USD cho Indonesia; Các nước: Thailand, Ấn Độ, Srilanka mỗi nước 100 ngàn USD.

Hình thức can thiệp gián tiếp thường được ngay cả các cường quốc áp dụng trong hoàn cảnh chiến tranh, nội chiến. Do hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm chiến sự, chủ thể không thể trực tiếp can dự vào việc cứu trợ mà thường chỉ đóng góp về mặt tài chính để các bên tham gia xung đột thông qua người đại diện hợp pháp hoặc một chủ thể khác đóng vai trò trung gian. Tháng 6 năm 1997, chính phủ Thuỵ Điển đã nhờ chính phủ Nga chuyển số hàng viện trợ nhân đạo trị giá 5 triệu USD cho nạn nhân Serbia và Albani bị kẹt giữa hai làn đạn. Quân đội Nga đã thực hiện việc vận chuyển, phân phát số hàng viện trợ đó cho người dân thuộc hai sắc tộc trên (Phía Mỹ hồi đó đã cáo buộc Nga chỉ phân phát cho người Serbia mà không đếm xỉa gì đến người Albani).

Hình thức can thiệp nhân đạo dưới hình thức gián tiếp, đơn phương thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý trong nước (pháp luật quốc gia) bằng các đạo luật (Ví dụ Đạo luật chi tiêu khẩn cấp của Quốc hội Mỹ do Tổng thống đệ trình để cứu trợ nạn nhân bão Katrina tháng 8/2005, theo đó các cơ quan hữu quan của chính phủ được phép chi các khoản tài chính để thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân của khu vực có thảm hoạ thiên tai xảy ra. Việc cứu trợ nhân đạo dưới hình thức gián tiếp còn có thể đượng thực hiện bởi các cá nhân riêng lẻ. Sau sự kiện Tsunami 2004, chỉ riêng dân chúng Anh đã đóng góp lên đến 600 triệu đôla, gấp 4 lần số tiền đóng góp của chính phủ (chỉ có 140 triệu đôla). Trung bình mõi người Anh đóng góp 10 USD, trong đó có cả người già, người vô gia cư và trẻ em [90].

Việc cứu trợ nhân đạo dưới hình thức gián tiếp, đơn phương có đặc điểm thường không cần có sự bày tỏ ý kiến của Chính phủ Quốc gia có khủng hoảng nhân đạo. Thông thường, với mục đích nhân đạo, các quốc gia bị nạn thường chấp nhận sự cứu trợ của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam quyết định viện trợ cho các quốc gia bị Tsunami tàn phá 100.000 USD. Quyết định đó được thực hiện mà không cần biết Chính phủ các quốc gia có chấp nhận hay từ chối, hay Chính phủ Việt Nam cũng không hỏi ý kiến

40

trước xem Chính phủ các quốc gia kia có đồng ý nhận viện trợ hay không. Hình thức can thiệp gián tiếp thường được các quốc gia nhỏ có tiềm lực kinh tế, quân sự bình thường tiến hành, các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, ngân hàng (WB, ADB…), các cá nhân riêng lẻ.

Việc can dự của Việt Nam vào các chiến dịch cứu hộ nhân đạo hầu như được thực hiện một cách gián tiếp. Trong thời gian trước đây, do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đặc thù, việc tham gia vào các hoạt động quốc tế nói chung của Việt Nam rất hạn chế. Việt Nam chưa hề tham gia vào các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo mang tính quốc tế nào, ngoại trừ việc can thiệp quân sự vào Campuchia năm 1979 gây nhiều tranh cãi. Với việc thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào đời sống chính trị- kinh tế quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), Việt Nam cần tham gia tích cực hơn vào các quan hệ quốc tế nói chung, trong đó có các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo. Điều đó sẽ giúp nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)