Tháng 5/1997, phe đối lập do Laurent Désiré Kabila cầm đầu, với sự hậu thuẫn của Rwanda đã lật đỗ nhà độc tài Mubutu sau hơn 30 năm cai trị Zaire Sau khi lên cầm quyền, tổng thống tự phong Laurent Désiré

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 110 - 113)

- Điều ước quốc song phương.

27 Tháng 5/1997, phe đối lập do Laurent Désiré Kabila cầm đầu, với sự hậu thuẫn của Rwanda đã lật đỗ nhà độc tài Mubutu sau hơn 30 năm cai trị Zaire Sau khi lên cầm quyền, tổng thống tự phong Laurent Désiré

độc tài Mubutu sau hơn 30 năm cai trị Zaire. Sau khi lên cầm quyền, tổng thống tự phong Laurent Désiré Kabila đã đổi tên Zaire là Cộng hoà dân chủ Công-Gô (République démocratique du Congo). Ngày 16/01/2001, tổng thống Laurent Désiré Kabila bị viên cận vệ của mình sát hại, sau đó con trai ông là Joseph Kabila được chỉ định thay thế cha mình ở chức vụ tổng thống khi mới 30 tuổi.

tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề nghị các quốc gia thi hành nghiêm chỉnh "Lộ trình Bali" về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Bali Route Map) đã được hội nghị thông qua, ông Yudhoyono nhấn mạnh: "Sự nóng dần lên của trái đất không còn là nguy cơ nữa mà nó đang diễn ra

hàng giờ, hàng phút, nếu chúng ta không hành động ngay, nhân loại sẽ không còn một hành tinh thứ hai mà trú ngụ nữa đâu. Các thảm hoạ kinh hoàng đang chờ chúng ta trong tương lai không xa, thế giới hãy đoàn kết, hợp tác để đối phó với những điều tồi tệ đó"[64].

3.2.2.6. Chống tham nhũng, thất thoát trong viện trợ nhân đạo.

Chống tham nhũng trong các hoạt động nhân đạo nói chung là một việc làm cần được chú trọng. Việc tham nhũng có thể do các nhân viên trực tiếp tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo, các tổ chức nhân đạo hay các chính phủ tiếp nhận viên trợ thực hiện. Việc sử dụng không đúng mục đích, lãng phí các khoản viện ít ỏi đã làm giảm tính hiệu quả của hoạt động nhân đạo nói chung.

KẾT LUẬN

Can thiệp, cứu trợ nhân đạo đã trở thành một hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…) và chủ quan (chiến tranh) gây ra thảm hoạ, khủng hoảng nhân đạo vẫn luôn ở trạng thái nguy cơ cao. Thế giới đa cực

ngày càng nhiều biến động phức tạp với các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến, hiểm hoạ vũ khí hạt nhân, vũ khí giết người hàng loạt (weapons of

mass destruction). Sự phát triển công nghiệp làm khí hậu trái đất thay đổi

mạnh mẽ và diễn biến thất thường khiến thiên tai xảy ra và tiếp tục xảy ra khắp nơi trên thế giới. Hiện tượng nóng lên dần của trái đất (global warming) đang đặt toàn nhân loại trước hàng loạt mối hiểm hoạ. Trong các tình thế khẩn cấp như vậy, hoạt động can thiệp, hỗ trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế phải được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, giúp chính quyền và người dân các khu vực bị nạn chủ động đối phó, phòng ngừa, thoát khỏi tình thế hiểm nghèo để giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản và nhân mạng. Lịch sử xuất hiện hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo đã có từ lâu, tuy nhiên do hạn chế về trình độ phát triển, cách thức hành động, phương thức phối hợp nên kết quả còn hạn chế. Thế giới mà chúng ta đang sống ngày càng trở nên phụ thuộc nhau hơn. Một vấn đề xảy ra ở một quốc gia, một khu vực sẽ lập tức gây ảnh hưởng đến quốc gia, khu vực khác do thế giới được tạo lập bằng hàng loạt các mối liên kết đan xen. Vì vậy các mối đe doạ, thách thức xảy ra ở đâu đó trên trái đất này phải được các quốc gia và cộng đồng quốc tế ý thức và thừa nhận như nhiệm vụ, trách nhiệm chung.

Mấy thập kỷ trở lại đây, thế giới đã chứng kiến nhiều thiên tai, thảm hoạ khủng khiếp gây bao đau thương, chết chóc cho nhân loại: Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Checnobyn ở Ukraina 1986, vụ động đất ở Kobe Nhật Bản năm 1995, các vụ thảm sát ở Sebrenica 1995, Kosovo 1998 ( Nội chiến ở Nam Tư cũ), các cuộc nội chiến ở một loạt nước Phi Châu, gần đây là trận động đất gây sóng thần ở Ấn Độ Dương 2004, động đất tại Iran, Pakistan, bão Katrina tại Hoa Kỳ năm 2005. Hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục chứng kiến khủng hoảng nhân đạo tại Darfur Sudan (hiện đã có hơn 500 ngàn người thiệt mạng). Việc khắc phục các hậu quả đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta sống trên trái đất này, trước tiên là các nhà lãnh đạo chính trị cầm quyền.

Các chiến dịch can thiệp, cứu trợ nhân đạo mà cộng đồng quốc tế thực hiện trong lịch sử được nhiều quốc gia mãi mãi ghi nhận với một sự trân trọng biết ơn sâu sắc, thế giới không thể phủ nhận các thành tích phi thường mà các tổ chức nhân đạo quốc tế phi chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện xuất phát từ mục đích nhân đạo cao cả. Các nhân viên của các tổ chức nhân đạo đang hàng ngày, hàng giờ âm thầm thi hành nhiệm vụ nhân dânh chủ nghĩa nhân đạo, đối mặt với các hiểm nguy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nhiều người đã vĩnh viễn chia lìa người thân, bỏ lại mạng sống hay một phần cơ thể của mình tại các mảnh đất dữ còn chìm đắm trong mịt mù khói lửa chiến tranh và hận thù sắc tộc.

Mảnh đất Châu phi nhiều bất ổn với các cuộc nội chiến diễn ra khắp nơi đã cho thế giới chứng kiến bao khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo. Nếu như cuộc nội chiến tại Nigeria (cuộc chiến Biafran) đã làm phát sinh, hình thành ý tưởng, học thuyết về can thiệp nhân đạo trong thế giới hiện đại thì cũng chính tại châu lục này, thì cuộc xung đột tại Darfur hiện nay đang đặt ra cho nhân loại vấn đề về cần tư duy lại để từng bước xây dựng, phát triển một học thuyết mới, một chế định mới của luật quốc tế hiện đại, đó là can thiệp nhân đạo. Trong hoàn cảnh hiện nay, hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo phải được tiếp tục là ưu tiên trong các chương trình hành động của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các quốc gia cũng như trong ý thức của mỗi công dân sống trên trái đất này. Để hoạt động hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo đạt hiệu quả cao hơn nữa, việc nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động của các chủ thể liên quan có vai trò hết sức quan trọng. Trách nhiệm đó thuộc về tất cả các chủ thể của luật quốc tế, trong đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)