Việc quân đội Việt Na mở lại Campuchia từ 1979-1989:

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 84 - 87)

- Điều ước quốc song phương.

2.3.2.2. Việc quân đội Việt Na mở lại Campuchia từ 1979-1989:

Quân tình nguyện Việt Nam vào và ở lại Campuchia từ 1979-1989 cũng dựa trên các thoả thuận hợp pháp. Quân tình nguyện Việt Nam vào Campuchia dựa trên đề nghị của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, lực lượng đại diện cho nhân dân Campuchia đang đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng man dợ không còn được nhân dân Campuchia thừa nhận. Do còn yếu về lực lượng nên sự trợ giúp của Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng nhân tộc Campuchia khỏi hoạ diệt chủng do Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia lãnh đạo là hết sức cần thiết. Hành động cao cả đó của Việt Nam được đông đảo nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới ủng hộ. Ngày 07/01/1979, Chính phủ Cộng hoà dân chủ Campuchia do ông Heng Samrin – Lãnh tụ Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã được thành lập. Ngay sau khi được thành lập, chính phủ Campuchia đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam đưa quân vào Campuchia và đề nghị chính phủ Việt Nam tiếp tục để quân đội ở lại Campuchia, giúp củng cố chính quyền mới, chống nguy cơ Polpot phản công quay trở lại dành chính quyền. Với mục đích củng cố chính quyền mới chống lại nguy cơ Khme Đỏ quay trở lại cầm quyền và tiếp tục thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo, Việt Nam đã đồng ý để quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia trong một thời gian nhất định. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia vừa để cứu nhân dân Campuchia nói riêng và thế giới nói chung chặn đứng tội ác diệt chủng, vừa giúp nhân dân Campuchia từng bước ổn định, khôi phục lại đời sống.

Thứ hai: Sự tồn tại của chính quyền Khme Đỏ là một thảm hoạ cho

không chỉ người dân Campuchia mà cho cả Việt Nam và các nước láng giềng. Chính quyền đó thực hiện chính sách đối ngoại phản động, hiếu chiến và chính sách diệt chủng thảm sát ở quy mô lớn vượt ra ngoài cả phạm vi lãnh thổ của mình, đó là những Việt Kiều đang sinh sống hợp pháp tại Campuchia và chính đồng bào mình. Trong khoảng 4 năm từ 1975 đến 1979. Polpốt đã

hành quyết khoảng 2 triệu người dân Campuchia và hầu như tất cả Việt Kiều mà chúng bắt được. Nhân dân Campuchia đã không còn thừa nhận Khme Đỏ là đại diện hợp pháp của họ nữa và đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.

Cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia do Đảng nhân Campuchia (PPC) lãnh đạo đã thu hút sự ủng hộ của hầu như tất cả người dân Campuchia và sự ủng hộ đông đảo mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế yêu chuộng hoà bình. PPC mới là đại diện hợp pháp chân chính cho nhân dân Campuchia. Đảng PPC đã ra lời kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng. Trong bối cảnh quân đội Việt Nam đang thừa thắng xông lên, PPC đã đề nghị Việt Nam giúp đỡ đưa quân sang lật đổ chế độ diệt chủng Polpot. Nhận thấy việc can thiệp để lật đổ chế độ diệt chủng Khme Đỏ là cần thiết để cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng đồng thời để bảo vệ số Việt kiều đang bị Polpot lùng bắt, giết hại, Việt Nam đã nhận lấy trách nhiệm mà lịch sử đã giao phó: Tấn công lật đổ chế độ diệt chủng Khme Đỏ.

Thứ ba, nếu so sánh hành động của Việt Nam và hành động của Mỹ ta

nhận thấy: Mỹ đã từng viện cớ chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí giết người

hàng loạt, can thiệp nhân đạo để phát động cuộc chiến lật đổ chính quyền

Afganistan và Iraq, tấn công, chiếm đóng các quốc gia cho dù các quốc gia đó không phải là thủ phạm tấn công vào Mỹ. Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ đã phát động cuộc chiến lật đổ chính quyền hồi giáo ở Afganistan do giáo chủ Omar đứng đầu. Tiếp đó năm 2003, Mỹ tiếp tục phát động cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein ở Iraq. Cả hai “cuộc chiến chống khủng bố” (war on terror) trên đều do Mỹ đơn phương phát động mà không được Liên hợp quốc cho phép. Lý do Mỹ đưa ra là dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc cho phép một quốc gia có quyền tự vệ, trong đó có nguy cơ tiềm tàng có thể bị tấn công trong tương lai. Chính quyền G. Bush đã đưa ra một học thuyết mới áp dụng cho

cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9, đó là học thuyết “Pre emptive

force” (đòn phủ đầu), theo đó Hoa Kỳ tự cho phép mình được quyền ra tay

trước để tiêu diệt mầm mống khủng bố từ trong trứng nước. Học thuyết trên của Mỹ đã được áp dụng trên thực tế gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, nhất là khi lý do biện minh cho việc tấn công Iraq không được chính nhân dân Mỹ chấp nhận, bởi sau khi lật đổ Saddam Hussein, chính quyền Bush không thể nào tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về “Weapon of mass

destruction” (Vũ khí huỷ diệt hàng loạt). Những ngày gần đây, chính quyền

G.Bush tiếp tục bị chỉ trích sau khi ngày 04/12/2007, Hội đồng tình báo Hoa Kỳ đưa ra bản báo cáo kết luận, theo đó "từ năm 2003, Iran đã ngừng các

chương trình nghiên cứu vũ khí hat nhân". Thế nhưng tổng thống G.Bush vẫn

tuyên bố: "dù sao Iran vẫn là một hiểm hoạ cho Hoa Kỳ..."

Thứ tư, về những đóng góp của Việt Nam đối với Campuchia:

- Về mặt quân sự, ngay sau khi lật đổ chế độ diệt chủng Polpot, Việt Nam giúp chính quyền mới tại Campuchia củng cố an ninh, quốc phòng. Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đào tạo, huấn luyện quân đội cách mạng Campuchia, tăng cường sức mạnh, khả năng phòng thủ trước nguy cơ Khme Đỏ phản công quay lại cướp chính quyền và thi hành chính sách diệt chủng man dợ hơn.

-Về mặt kinh tế, sau khi lật đổ chế độ diệt chủng Polpot, Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia từng bước hồi sinh. Chính phủ Việt Nam đã cử hàng ngàn lượt kỹ sư, công nhân kỹ thuật đủ các ngành nghề sang giúp Campuchia khôi phục lại sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Giai đoạn 1979- 1989, Việt Nam là nước viện trợ lớn nhất của Campuchia cho dù Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Công cuộc hồi sinh Campuchia do Việt Nam giúp đỡ đã tái ổn định cho gần 10 triệu người Campuchia phải di tản, mất nhà cửa dưới chế độ Khmer Đỏ, xây dựng lại hàng triệu ngôi nhà, hàng trăm cầu, phà, hệ thống hàng ngàn km đường giao thông, liên lạc, cơ sở hạ

tầng, trường học, bệnh viện....đã bị Khmer Đỏ phá sạch trong thời gian cầm quyền.

Bình luận về sự kiện các đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam rút quân khỏi Campuchia ngày 29/6/1979, Thời báo Canberra của Australia (Canberra Times) ra ngày 30/6/1989 đã viết: "Chúng ta cũng phải

thừa nhận việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng....hành động đó đã được người dân Campuchia coi như là sự giải phóng cho họ....Chúng ta cũng thừa nhận rằng, sở dĩ trong 10 năm qua Khme Đỏ không thể quay trở lại là nhờ vào sự hiện diện của lực lượng quân đội của Việt Nam....". Trên trang nhất báo Pro-chia-chuôn (Nhân dân), cơ quan ngôn

luận của Đảng nhân dân Campuchia ra ngày 29/6/1989 có đoạn viết: "Trong

những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Polpot, trên thế giới này có bao người mạnh, kẻ giàu, nhưng chỉ có duy nhất người bạn láng giềng nghèo là Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi". Trong hội thảo quốc tế "Việt Nam trong thế kỷ XX" ngày 20/9/2000 tại Hà Nội, Tiến sỹ Chay-Y-Hiêng, cố

vấn cao cấp của Thủ tướng Campuchia Hunsen phát biểu: "Các ngài có biết

điều gì còn đọng lại trong trái tim người dân Campuchia về Việt Nam trong thế kỷ XX? Đó là lòng biết ơn, là hình ảnh của một đội quân nhà Phật từ cõi thiện xa xôi đến cứu sống cả đất nước chúng tôi trước thảm hoạ diệt chủng....". Cáo trạng của Toà án hình sự quốc tế về tội ác diệt chủng của

Khmer Đỏ tuy không "ca ngợi" hành động của Việt Nam nhưng cũng đã phải thừa nhận "hành động của Việt Nam đã kịp thời ngăn chặn tội ác diệt chủng

của Khme Đỏ....".

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)