Tờ trình Dự thảo Luật hoạt động Chữ thập đỏ do Chủ tịch hội chữ thập đỏ Việt Nam Trần Ngọc Tăng trình

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 97)

- Điều ước quốc song phương.

22 Tờ trình Dự thảo Luật hoạt động Chữ thập đỏ do Chủ tịch hội chữ thập đỏ Việt Nam Trần Ngọc Tăng trình

có Luật về tình trạng khẩn cấp) làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương chủ động trong việc thực hiện công tác can thiệp, cứu trợ thiên tai, dịch bệnh và các tình thế khẩn cấp khác xảy ra. Luật về tình trạng khẩn cấp cần có một số quy định quan trọng theo hướng:

+ Về tổ chức cơ quan chuyên trách đối phó với tình trạng khẩn cấp: Nên sát nhập Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn vào Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương và đặt lại tên là Uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp trực thuộc Bộ quốc phòng. Lý do: việc tổ chức cơ quan có chức năng thực hiện công tác cứu trợ nhân đạo hiện nay chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối, gây khó khăn trong việc chỉ đạo tập trung, nhanh chóng, kịp thời đối phó với các biến cố lớn do thiên tai xảy ra. Cần giao cho Uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp các thẩm quyền rộng lớn hơn để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong tình hình khẩn cấp. Uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp phải được tổ chức và hoạt động mang tính chất quân sự hay bán quân sự (Semi-military) kiểu như FEMA của Hoa Kỳ để bảo đảm tính linh hoạt và cơ động cao. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính nên việc thành lập một cơ quan chuyên trách về tình trạng khẩn cấp mang quy mô của một bộ như ở Liên bang Nga là chưa phù hợp. Nên để cơ quan chuyên trách đối phó với các tình thế khẩn cấp trực thuộc Bộ quốc phòng, do Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Cơ quan chuyên trách về tình trạng khẩn cấp được thành lập từ trung ương đến địa phương theo cấp hành chính

Như vậy, việc thành lập một cơ quan chuyên trách về tình trạng khẩn cấp trực thuộc cơ quan quân sự các cấp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động can thiệp, cứu trợ trong các tình thế khẩn cấp do ưu thế nổi trội về các phương tiện, trang thiết bị. Thực tế trong đối phó với các thảm hoạ thiên tai, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia, các lực lượng quân đội luôn có vai trò then chốt và luôn là lực lượng xung kích đầu tiên khi tình trạng

khẩn cấp xảy ra. Việc thành lập một Uỷ ban như trên sẽ giúp khắc phục sự hạn chế về thẩm quyền, phạm vi hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương và Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn như hiện nay, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành trước các tình huống khẩn cấp.

+ Luật về tình trạng khẩn cấp phải quy định bao quát tất cả các dạng thảm hoạ (Điều 2 Pháp lệnh phòng chống lụt bão chưa liệt kê hết).

+ Luật về tình trạng khẩn cấp phải quy định trách nhiệm chủ yếu của các cơ quan nhà nước trong việc đối phó với tình huống khẩn cấp sắp xảy ra, có nguy cơ hoặc đã xảy ra với nòng cốt là các lực lượng vũ trang (quân đội, công an).

Thứ hai, ban hành Luật tổ chức, hoạt động của các tổ chức nhân đạo.

Việt Nam là một quốc gia vốn có truyền thống và nhiều kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã đúc kết lại qua nhiều thế hệ. Với tinh thần người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, mỗi khi có thiên tai, hoạn nạn

xảy ra, ngoài vai trò chính của Nhà nước, với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các tổ chức, cá nhân luôn sẵn sàng ra tay hành động, góp một phần công sức, tài sản của mình giúp các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn khắc phục phần nào hoàn cảnh mà họ đang phải chịu đựng. Những đóng góp mà họ mang lại chưa nhiều (về phương diện vật chất), nhưng nghĩa cử cao đẹp đó đã thể hiện rõ nét bản chất, truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam ta.

Chúng ta đều biết, mỗi khi có thiên tai, hoạn nạn, tình thế khẩn cấp xảy ra, việc đối phó không chỉ do nhà nước thông qua các cơ quan của mình thực hiện. Việc đối phó còn do các chủ thể khác cùng tham gia góp sức, đó là: Các tổ chức xã hội, các tổ chức nhân đạo hay các cá nhân riêng lẻ.

Như vậy, đối với các hoạt động cứu trợ do các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện, để tạo điều kiện cho các chủ thể này thực hiện các hoạt đông của mình, Quốc hội cần sớm ban hành một luật chung thống nhất (Luật tổ chức,

hoạt động của các tổ chức nhân đạo). Việc cho ra đời một đạo luật như vậy là rất cần thiết để tránh các chức năng, nhiệm vụ còn trùng lặp hiện nay của Mặt

trận tổ quốc và Hội chữ thập đỏ các cấp23. Dự thảo Luật hoạt động Hội chữ thập đỏ còn có nhiều điểm bất cập: Nhiều hoạt động của Hội chữ thập đỏ chồng chéo với các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc (được quy định tại Điều 1, Điều 2- Luật Mặt trận tổ quốc 1999); một số quy định của Dự thảo mang tính "nhà nước hoá, hành chính hoá" hoạt động của Hội chữ thập đỏ và bị nhiều vị đại biểu quốc hội đánh giá là sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của hội. Như vậy theo tác giả, nếu nhất thiết phải ban hành một đạo luật điều chỉnh vấn đề cứu trợ nhân đạo, Quốc hội không nên dùng tên gọi của như dự thảo là Luật hoạt động Hội chữ thập đỏ, vì tên gọi này chưa bao quát hết các tổ chức, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, dễ gây nhầm lẫn giữa hoạt động của Hội chữ thập đỏ và hoạt động chữ thập đỏ nói chung (hoạt động nhân đạo). Theo tác giả, Dự thảo luật nên sử dụng tên gọi khác có tính bao quát hơn như Luật tổ chức, hoạt động của các tổ chức nhân đạo. Việc

sử dụng tên gọi như vậy sẽ phù hợp hơn, vì ở Việt Nam, Hội chữ thập đỏ các cấp không phải là cơ quan duy nhất hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo. Như vậy, để thống nhất các hoạt động nhân đạo, Quốc hội cũng cần sửa đổi Luật Mặt trận tổ quốc, theo đó một số nhiệm vụ hiện nay của Mặt trận nên được thể hiện trong Luật tổ chức, hoạt động của các tổ chức nhân đạo với tính cách là luật khung. Nhà nước với tư cách là chủ thể công quyền không nên cap thiệp khi quy định cụ thể hoạt hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, vì điều đó đã được thể hiện trong điều lệ của các tổ chức trên cơ sở phù hợp với hiến pháp, pháp luật. Một số quy định tại Luật Luật Mặt trận tổ quốc năm 1999 và Dự thảo Luật hoạt động chữ thập đỏ có nhiều quy phạm mang tính chất hành chính hoá cần phải được các nhà lập pháp xem xét lại, bởi việc giao cho Mặt

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)