14 Giáo sư Triết học tại Đại học Nanterre-Paris
1.3. Cơ chế bảo đảm cho các hoạt động can thiệp nhân đạo 1 Cơ chế pháp lý.
1.3.1. Cơ chế pháp lý.
Như luận văn trình bầy ở phần trên, các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo phải dựa trên cơ sở pháp lý, đó là hệ thống pháp luật quốc gia (của quốc gia cứu trợ và quốc gia bị ảnh hưởng cần cứu trợ) và pháp luật quốc tế. Với tính chất nhân đạo thuần tuý, hoạt động cứu trợ nhân đạo của các tổ chức nhân đạo (Uỷ ban chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) diễn ra bình thường ngay cả khi họ không được phép vào một số khu vực theo lệnh cấm của chính quyền sở tại. Đối với các hoạt động can thiệp nhân đạo có sử dụng cơ chế quân sự bảo đảm, nhất thiết phải được sự cho phép của Liên hợp quốc thông qua các nghị quyết của Hội đồng bảo an để hợp pháp hoá hoạt động can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên trên thực tế không phải khi nào các chủ thể của luật quốc tế cũng tôn trọng điều này. Cuộc tấn công bằng không quân do NATOthực hiện vào Nam Tư cũ năm 1999 với lý do bảo vệ
sắc tộc thiểu số Albani tại Kosovo đã làm thổi bùng lên cuộc tranh luận về tính hợp pháp của hành động "can thiệp nhân đạo" do Mỹ cầm đầu(Ngay sau khi các cuộc không kích nhằm vào Serbia bắt đầu, Uỷ ban trung ương Hội đồng giám mục thế giới đã mở cuộc họp khẩn cấp lên án hành động quân sự của NATO). Các cuộc không kích do NATO thực hiện không hề được Liên hợp quốc cho phép khi cả ba lần Hội đồng bảo an ra Nghị quyết đều bị Nga phủ quyết, Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên viện cớ ngăn chặn tội ác diệt chủng của quân đội Serbia, NATO vẫn đơn phương hành động. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc sử dụng vũ lực để giải quyết "các vấn đề
nhân đạo" mà không được Liên hợp quốc cho phép cần phải bị lên án, vì điều
đó sẽ làm phương hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tạo tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, các chiến dịch can thiệp đơn phương do Hoa Kỳ cầm đầu nhằm vào Serbia năm 1999, Haiti 1994, Iraq 2003 được rất ít các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Theo tác giả, nếu các kết luận của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đưa ra về việc có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, để bảo vệ thường dân, ngăn chặn sự tiếp tục các tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng..., hoạt động quân sự nhằm các mục đích nhân đạo là rất cần thiết trên cơ sở Liên hợp quốc cho phép bằng các Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Trong quá khứ và hiện tại, dường như Liên hợp quốc chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình liên quan đến vấn đề nhân đạo này. Sự thờ ơ đến khó hiểu của cộng đồng quốc tế trước cuộc xung đột tại Darfur- Sudan hiện nay cho thấy sự yếu kém trong hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo quốc tế.