Hiệu quả của hoạt động can thiệp nhân đạo.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 89 - 91)

- Điều ước quốc song phương.

3.1.2 Hiệu quả của hoạt động can thiệp nhân đạo.

Nhìn chung, theo đánh giá của LHQ, các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo đã mang lại hiệu quả tích cực, thể hiện qua các mặt sau:

-Tác động về mặt kinh tế.

Nhận xét một cách khách quan, việc cộng đồng quốc tế kịp thời can thiệp, hỗ trợ nhân đạo sẽ giúp một bộ phận lớn dân cư nơi bị ảnh hưởng thoát khỏi cảnh màn trời chiếu đất, nạn đói, bệnh tật và từng bước ổn định cuộc sống mới, khôi phục dần dần tình trạng ban đầu. Ở phạm vị quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ, nghèo, tiềm lực kinh tế hạn chế sự trợ giúp tích cực của cộng đồng quốc tế sẽ giúp chính phủ các quốc gia có khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo khắc phục một phần các khó khăn về kinh tế. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), sau sự kiện Tsumani tháng 12/2004, Banladesh đã nhận được tổng số tiền khoảng trên 300 triệu USD. Trong điều kiện một nước nhỏ, nghèo nàn và thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai thì đó là một khoản tiền rất quý giá giúp chính phủ và nhân dân Banladesh khắc phục các khó khăn do thiên tai khủng khiếp gây ra.

-Tác động về mặt chính trị.

Cũng như các tác động tích cực dưới góc độ kinh tế, việc cộng đồng quốc tế can thiệp, hỗ trợ kịp thời sẽ giúp các quốc gia bị ảnh hưởng có điều kiện cung cấp các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư, nhờ đó giữ vững được sự ổn định về mặt chính trị, xã hội trong một phạm vi, thời gian nhất định. Nhiều trường hợp sau khi xuất hiện thảm hoạ nhân đạo do thiên tai gây ra, chính quyền địa phương một số nơi do không có khả năng ứng cứu kịp thời đã để tình trạng hỗn loạn, cướp bóc xảy ra (như ở New Orleans- Mỹ tháng 8/ năm 2005, thống đốc bang đã ra lệnh cho quân đội, cảnh sát bắn chết tại chỗ nếu phát hiện các trường hợp cướp bóc, trộm cắp tài sản của người dân đã sơ tán tránh bão). Sau trận bão lịch sử Katrina, việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về mặt vật chất, đặc biệt là lương thực, nước sạch, thuốc men cho một bộ phận lớn dân cư trong điều kiện môi trường, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sư ổn định chính trị, xã hội. Trong thực tế, nhiều chính phủ trở nên điêu đứng và phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ do bất lực hoặc không có các biện pháp đối phó với thảm hoạ. Nhiều nhà lãnh đạo nhờ hình ảnh lăn lộn trong chỉ đạo, cứu trợ lũ lụt mà đã lấy lại được cảm tình của dân chúng, thoát khỏi tình thế chính trị hiểm nghèo. Trong bài "Schoeader floating the flood" (Schoeader nổi theo

dòng nước lũ) trên tuần báo The economist tháng 9/2002, tác giả Steven Mark

đã phân tích tình hình chính trường Đức trước cuộc tổng tuyển cử trong bối cảnh nước Đức và một loạt quốc gia Tây và Bắc Âu đang phải hứng chịu đợt lũ lụt lịch sử. Tác giả đã đưa ra một nhận xét đầy hóm hỉnh, đó là "the

Chancellor's prestige is raising parallel with the flood level" (uy tín của ngài

Thủ tướng đang lên dần theo chiều dâng mực nước lũ). Ngược lại, uy tín của tổng thống Hoa Kỳ đã bị giảm sút nghiêm trọng do bị lên án là đã phản ứng chậm với các biện pháp không hiệu quả kiến khoảng 5000 người chết và mất tích khi siêu bão Katrina đổ bộ vào New Orleans tháng 8/2005. Không chỉ ông

Bush bị chỉ trích, tố cáo thiếu trách nhiệm để hậu quả nghiêm trọng xảy ra dù đã được cảnh báo trước, người đứng đầu cơ quan cứu trợ khẩn cấp liên bang FEMA trực thuộc Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ đã phải từ chức.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 89 - 91)